Giữ gìn để khai thác bền vững bãi nghêu Đại Bái

Chỉ với một chiếc móc nhỏ và một chiếc xô nhưng nó lại là ngư cụ kiếm sống cho nhiều bà con nghèo ở khu vực bãi bồi ven biển xã Lạc Hòa (TX. Vĩnh Châu), với mức thu nhập hàng trăm ngàn đồng/ngày nhờ bắt nghêu thịt. Qua đó đã giúp bà con nơi đây có cái ăn, cái mặc và cuộc sống ngày càng tươm tất, ổn định hơn.

Giữ gìn để khai thác bền vững bãi nghêu Đại Bái
Nhờ biết khai thác nghêu theo hướng bền vững đã giúp bà con nghèo ở Đại Bái ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Hòa Trương Văn Vũ cho biết: “Xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm trên 54% số dân của địa phương. Đời sống chủ yếu của bà con dựa vào trồng màu và khai thác nguồn lợi ven biển. Đặc biệt nghề khai thác nghêu thịt đã giải quyết công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều bà con Khmer nghèo, góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

Khi mặt trời đã lên cao cũng là lúc con nước hoàn toàn rút cạn, nước biển đã lùi về phía xa chỉ còn lại những bãi cát pha lẫn bùn bằng phẳng. Đây cũng là lúc bà con bắt đầu một ngày mưu sinh. Từ chùa Đại Bái ra ngoài khu rừng phòng hộ khoảng mấy chục mét, chúng ta dễ dàng bắt gặp từng tốp người tập trung ở những khu đất trống để chờ con nước rút rồi men theo những tán rừng phòng hộ đi về phía bãi nghêu. Tùy theo thủy triều lên xuống theo ngày, khi nước đã cạn, thời tiết thuận, không có mưa, gió biển lặng, đồng nghĩa với việc mưu sinh của bà con sẽ thuận lợi. Theo quan sát của chúng tôi, mỗi ngày trên bãi nghêu Đại Bái thường có hàng trăm người, cả người lớn lẫn trẻ em đều hành nghề bắt nghêu. Cứ thế trên bãi nghêu chạy dài khoảng 4 cây số dọc ven biển xã Lạc Hòa nhanh chóng đông kín người.

Tuy mới 14 tuổi nhưng em Nguyễn Văn Nghĩa đã có “thâm niên” trong nghề bắt nghêu hơn 5 năm. Mùa hè, ngày nào em cũng đi, còn hiện tại thì vào chủ nhật hàng tuần em lại được mấy bạn cùng xóm rủ đi bắt nghêu. Vì cuộc sống mưu sinh vất vả khiến làn da của em sạm đen bởi nắng, gió và vị mặn của nước biển. Trên tay cầm chiếc móc và một chiếc xô nhỏ nhưng em tỏ ra rất tinh nhanh, chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong nghề. Đang lom khom bắt nghêu, Nghĩa nhanh lẹ đáp lời chúng tôi: “Em chỉ bắt những con nghêu bự, còn những con nhỏ để lại lần sau. Tùy theo từng con nước mà bắt được nhiều hay ít nghêu. Khi nước bắt đầu cạn dần mình sẽ nhìn thấy nghêu rõ và càng ra xa phía biển thì càng bắt được nhiều và nghêu lớn hơn”. Cũng theo lời chia sẻ kinh nghiệm của Nghĩa, điều quan trọng là phải nhanh mắt, nhanh chân mới bắt được nhiều nghêu. “Những hôm con nước ít, em bắt được khoảng 5 đến 6kg/ngày, bán với giá 20.000 đồng/kg cũng được hơn 100.000 đồng. Với số tiền này em dùng để mua tập, viết đi học” - Nghĩa tiếp lời.

Theo thông tin từ đồng chí Trương Văn Vũ, nghề khai thác nghêu có từ lâu đời. Đa số bà con là những cư dân nghèo ở xã, đặc biệt bà con ở ấp Đại Bái và Đại Bái A, không có ruộng đất chỉ sống bằng nguồn lợi ven biển, trong đó có nghề khai thác nghêu. Nghề đánh bắt nghêu thịt đã thịnh hành nhiều năm nay và mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con nghèo ở địa phương. Mỗi gia đình thường có từ 1 người đến 2 người, thậm chí có gia đình cả nhà cùng đi bắt. Chính vì vậy, những năm gần đây, số người bỏ đi làm ăn xa đã giảm, họ không lo bị thất nghiệp vì đã có tiền trang trải cuộc sống nhờ nghề khai thác nghêu thịt.


Số lượng nghêu thịt ở Đại Bái ngày càng dồi dào hơn, góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con.

Có thời gian ở bãi nghêu Đại Bái do bà con khai thác sản lượng nghêu cám nhiều khiến nghêu ở nơi đây lâm vào tình trạng cạn kiệt. Những năm gần đây, nhờ chính quyền địa phương cùng ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên bà con đã thay đổi về hình thức khai thác. Việc khai thác nguồn lợi thủy, hải sản ven biển và dưới tán rừng, đặc biệt nghề khai thác nghêu ngày càng mang tính bền vững. Hiện nay, bà con chủ yếu khai thác bằng tay chứ không dùng máy cào nghêu. Chính vì vậy, sản lượng nghêu ở Đại Bái ngày càng dồi dào. Thu nhập từ nghề khai thác nghêu thịt vì thế cũng ổn định và tăng cao. Mỗi hôm, nếu con nước thuận thì một người cũng có thể kiếm được hàng trăm ngàn đồng.

Hôm chúng tôi đến ngay ngày con nước thuận nên muốn gặp bà con thì phải ra tận bãi nghêu. Đang nhanh tay đưa bắt từng con nghêu, anh Sơn Tài ở ấp Đại Bái A vẫn tranh thủ khoe với chúng tôi: “Gia đình tôi không có ruộng đất, sống bằng nghề đi bắt nghêu. Hôm nào gặp khi nước thuận, không mưa bão mình cũng bắt được khoảng hơn 10kg nghêu, bán với giá 20.000 đồng/kg cũng kiếm được 200.000 đồng. Đi bắt nghêu cũng phụ thuộc vào thời tiết, một tháng có 2 con nước nên chỉ bắt được khoảng gần 20 ngày. Nhờ vậy, gia đình mình mới có tiền trang trải cuộc sống và cho con đi học”.

Nắng đã nhạt, thủy triều đã lên, bãi nghêu nhanh chóng chìm dưới nước. Một ngày mưu sinh của bà con ở bãi nghêu Đại Bái khép lại. Hy vọng, ngày mai “trời quang mây tạnh” để những cư dân nơi xứ biển lại tiếp tục một ngày mưu sinh tuy gian nan nhưng đầy ắp niềm vui.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 18/09/2018
K. Thoa
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:33 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:33 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:33 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:33 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:33 08/11/2024
Some text some message..