Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
Tiềm năng của giun enchytraeid như một sự thay thế bền vững hơn cho thức ăn thủy sản truyền thống. Ảnh: WUR

Hiện nay, việc sản xuất cá giống để nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào việc sử dụng nguyên liệu thức ăn thủy sản như luân trùng và động vật giáp xác nhỏ, thường được bổ sung dầu cá để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá phát triển. 

Quá trình này, đặc biệt là việc sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ nghề đánh bắt tự nhiên, làm giảm đáng kể tính bền vững lâu dài của ngành và cũng có thể không cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho cá bột.

Có 3 lý do chính đáng để sử dụng những con giun enchytraeid làm nguồn thức ăn thay thế. Giun Enchytraeid có thành phần dinh dưỡng tối ưu, đặc trưng bởi hàm lượng protein, lipid và axit béo omega-3 chuỗi dài dồi dào. Enchytraeid có thể phát triển bền vững trong môi trường trên cạn, trên dư lượng hữu cơ công nghiệp và thay thế nguồn thức ăn biển, do đó làm giảm áp lực đánh bắt đối với môi trường biển. Bằng cách sử dụng giun enchytraeid làm thức ăn sống, người nuôi cá có thể thay thể thức ăn khô cho đến khi cá đủ lớn để sử dụng thức ăn khô một cách tối ưu. Ngoài ra, với khả năng được nuôi trồng và cho ăn bằng dư lượng hữu cơ công nghiệp, chúng đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn biển, từ đó giảm bớt áp lực lên hệ sinh thái biển.

Giun biểnNhiều lợi ích khi sử dụng những con giun enchytraeid làm nguồn thức ăn thay thế. Ảnh: commission.europa.eu

Để xác định tiềm năng của giun hoạt động như một loại thức ăn thủy sản thay thế, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng của Enchytraeids trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cá con của sáu loài cá nuôi. 

Trong đó nhóm cá bơn (turbot, flounder) cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn đáng kể khi được cho ăn bằng enchytraeids sống so với thức ăn thủy sản thông thường. Cá bơn lưỡi ngựa và cá chài ballan tăng trưởng với tốc độ tương tự ở cả hai chế độ bổ sung giun và chế độ bình thường, trong khi cá bống tượng được coi là đối tượng không phù hợp để sử dụng enchytraeid làm thức ăn thay thế.

Đồng thời, để đáp ứng hiện trạng của quy trình sản xuất thức ăn thủy sản hiện nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Aarhus đã thử nghiệm phương pháp nuôi giun biển enchytraeid để sử dụng làm nguồn thức ăn thay thế.

Môi trường nuôi giun biển là sử dụng hỗn hợp đất bầu với rong biển khô và được bù nước, từ mô hình này đã đạt được mức sản xuất sinh khối enchytraeid bán công nghiệp, điều này sẽ giúp chủ động được lượng giun cung cấp cho việc tạo thức ăn. Enchytraeid có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở nhiệt độ 15-22°C và độ mặn cơ chất từ 8 đến 15 phần nghìn. 

Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, sử dụng đất bầu trộn với rong biển khô và làm ướt lại làm chất nền, có thể tạo ra khoảng 90 g sinh khối tươi trên mỗi chất nền. Mở rộng lên cấp độ bán công nghiệp, nhóm nghiên cứu đã đạt được khoảng 200 g sinh khối tươi trên 6 L chất nền cứ sau hai tháng với nhân lực tối thiểu và chi phí vận hành thấp.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển quy trình chiết xuất hiệu quả cao (hiệu suất >90%) dựa trên phương pháp chiết nhiệt. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng enchytraeid có thể tổng hợp các axit béo omega-3 thiết yếu một cách độc lập, khiến chúng trở thành nguồn protein có giá trị cho thức ăn cho cá, với khoảng 50% protein tính theo trọng lượng khô.

Như vậy, kết quả của những nghiên cứu này cho thấy những hiểu biết ban đầu về việc sử dụng enchytraeid làm thức ăn thủy sản thay thế. Chúng đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn biển, từ đó giảm bớt áp lực lên hệ sinh thái biển. Có thể cần đầu tư nhiều hơn và nâng cao nhận thức để Enchytraeid có thể tạo ra tác động mà các nhà nghiên cứu đã thấy trước.

Đăng ngày 15/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nguyên liệu

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:48 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:48 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:48 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:48 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:48 18/12/2024
Some text some message..