Giúp ngư dân đánh bắt an toàn trong mùa mưa bão

Cửa biển Hố Gùi (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Tân Tiến quản lý) hiện có 103 phương tiện, loại từ 90CV trở xuống, đang hoạt động các nghề đóng đáy, cào cạn, lưới và đẩy te ruốc. Những năm gần đây, nghề đánh bắt khai thác truyền thống này kém hiệu quả, ngư dân ở đây đã chủ động chuyển đổi nhiều nghề khác nhau theo mùa vụ, để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, việc mưu sinh của bà con trong mùa mưa bão gặp nhiều khó khăn.

Giúp ngư dân đánh bắt an toàn trong mùa mưa bão
Đa số phương tiện của ngư dân địa phương là loại nhỏ, hoạt động gần bờ.

Sau một tuần đánh bắt trên biển, anh Lê Búa (quê Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu, hành nghề lưới) cho phương tiện vào cửa biển Hố Gùi của Cà Mau bán sản phẩm, sau đó quay ra biển tiếp tục hoạt động. Anh cho biết, làm nghề trên biển thì thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy từ thời tiết đến rủi ro trong lao động, hư hỏng máy... nhất là vào mùa này mưa giông bất thường, nên tranh thủ khi nào biển êm là anh em ngày đêm bám biển đánh bắt. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập mỗi chuyến đi biển của 5 anh em trên phương tiện chỉ dừng lại ở mức 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Do phương tiện trọng tải nhỏ, nên sóng gió cấp 5 là không thể ra biển; hoặc khi sóng gió quá, không thả lưới được thì lỗ chi phí nhiên liệu. “Nhưng sống ở biển, làm nghề biển thì phải cố gắng bám biển. Mỗi lần ra biển đều được anh em ở Trạm Kiểm soát Biên phòng nhắc nhở phải đảm bảo trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện; khi nghe tin thời tiết xấu là phải vào bờ ngay. Nếu không vào thì anh em ở các đồn biên phòng cũng kêu gọi vào”, anh chia sẻ.


Cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Hố Gùi phát tờ rơi tuyên truyền, giúp ngư dân nâng cao kiến thức về pháp luật.

Anh Trương Minh Điện (ngụ ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) cho biết, nghề đánh bắt khai thác thủy sản của ngư dân vùng này chủ yếu làm thủ công, phương tiện nhỏ, vốn đầu tư không có, đa số hoạt động trong mé cạn. Do đặc thù của vùng biển phía đông của tỉnh thường là bãi cạn, sóng ngang, nếu không nắm chắc quy luật của sóng và luồng lạch thì sẽ mắc cạn, nên chỉ cần sóng, gió cấp 3 là phương tiện ra vào đã gặp nhiều nguy hiểm. Thấy hoàn cảnh của bà con ngư dân khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Tiến thường xuyên đến động viên, thăm hỏi và nhắc nhở về đảm bảo trang thiết bị an toàn cho người, phương tiện khi ra biển. Nếu thấy thời tiết thay đổi, biển động là kiên quyết không cho ra biển.

Cũng theo anh Điện, đa số ngư dân ở vùng cửa biển Hố Gùi từ trước tới nay chỉ sử dụng loại phương tiện nhỏ, hoạt động gần bờ, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc đầu tư đóng mới phương tiện của ngư dân vùng này chỉ mang tính tự phát, tự học hỏi để có công ăn việc làm. Nếu có vốn đầu tư đóng phương tiện lớn để vươn ra khơi thì kỹ thuật, kinh nghiệm đánh bắt cũng không có. Tuy phương tiện của gia đình chỉ có công suất 90CV và trọng tải  gần 10 tấn, nhưng đã thuộc loại lớn ở địa phương.

Trong số trên 100 phương tiện thì có đến hơn 60 phương tiện hành nghề bãi cạn và hầu hết không được đăng ký, đăng kiểm. Cho nên, về điều kiện ra biển khai thác, đánh bắt là không đảm bảo. Chính vì vậy, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Tiến thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con tự trang bị các thiết bị an toàn khi ra biển.

Trung tá Lê Văn Giáp, Đồn trưởng cho biết, đảm bảo phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở địa bàn Đồn quản lý là vấn đề quan trọng, bởi có nhiều phương tiện nhỏ, nhiều hộ gia đình còn chủ quan, lơ là trong công tác đảm bảo an toàn khi lao động trên biển. Nhất là những hộ dân sử dụng phương tiện thủy nội địa ra biển hoạt động các nghề thả lưới, đăng cá kèo con, cào sò, không chỉ làm mất an ninh trật tự trên địa bàn, mà còn gây khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển. “Đối với loại phương tiện nhỏ này, chỉ một cơn lốc xoáy bất ngờ xảy ra thì thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, nhưng vì lợi ích trước mắt mà bà con bất chấp nguy hiểm”, Trung tá Lê Văn Giáp chia sẻ. 

Đồn Biên phòng Tân Tiến đã có kế hoạch chủ động công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thường xuyên tổ chức huấn luyện, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra trên địa bàn. Đồng thời tăng cường lực lượng thường xuyên phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; với những phương tiện nhỏ, không đảm bảo an toàn thì kiên quyết không cho ra biển, tránh để xảy ra những vụ việc đáng tiếc đối với nhân dân. Đối với số hộ dân đang sinh sống ở ven sông, nơi có nhiều nguy cơ sạt lở đất, đơn vị cũng đã phối hợp địa phương tuyên truyền, giải thích về sự nguy hại của giông lốc và sạt lở đất để bà con chủ động di dời, phòng tránh.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 18/09/2019
Sông Mã
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:36 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 04:36 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 04:36 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:36 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 04:36 19/12/2024
Some text some message..