Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm nhập khẩu.

Tuy vậy, cơ quan hải quan địa phương hiện đang gặp khó khăn do những quy định chưa cụ thể, thống nhất từ phía cơ quan quản lý chuyên ngành.

Gặp vướng mắc trong xử lý vi phạm và thông quan hàng hóa

Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công văn số 580/BNN-TCTS về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm. Trong đó, đề nghị: “Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm, gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam”.

Trước đề nghị này, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 808/TCHQ-GSQL hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát quản lý, cơ quan hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm, nhưng việc xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu còn gặp nhiều vướng mắc trong kết quả giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

cá tầm Trung Quốc
Cá tầm Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam khiến người nuôi cá trong nước lao đao

Đơn cử như lô hàng cá tầm nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư và xuất nhập khẩu An Hưng, nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), có kết quả giám định của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I kết luận: hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý Cites Việt Nam cấp (tên là cá tầm Siberi, tên khoa học Acipenser baerii). Tuy nhiên, kết quả giám định không xác định cá tầm nhập khẩu có thuộc danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không.

Ngày 16/4, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với một số đơn vị chuyên môn của Bộ NN&PTNT (Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Hiệp hội Cá nước lạnh Việt Nam để bàn phương án kiểm tra, kiểm soát các lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn. Các đơn vị đều khẳng định các loài cá tầm do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu và cá tầm thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP phải là cá tầm thuần chủng.

Tuy nhiên, các đơn vị không thể đưa ra kết luận cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (đã có kết quả giám định) là con lai hay thuần chủng do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng); đồng thời cũng chưa thể xác định được giống, loài của loài cá tầm này. Theo Tổng cục Hải quan, việc các cơ quan chuyên môn không thể xác định được giống, loài, con lai hay con thuần chủng dẫn đến cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để quyết định thông quan hàng hóa hoặc xử lý đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Cần xác nhận của cơ quan chuyên ngành

Để giải quyết vướng mắc trong việc kiểm soát cá tầm nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp và có giải pháp cụ thể.

Điển hình như đối với một số lô hàng tại Cục Hải quan Lạng Sơn, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn căn cứ kết quả giám định và xác định cụ thể về giống, loài, con lai hay con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu; có phù hợp với giấy phép CITES và có được nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Trên cơ sở đó có thông báo kết luận để cơ quan hải quan có cơ sở giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.

cá tầm Việt Nam
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo chỉ thông quan cá tầm sau khi có kết quả giám định.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, qua kết quả giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho thấy, trong một lô hàng cá tầm nhập khẩu có thể có nhiều loài cá tầm khác nhau, không đúng như ghi trên giấy phép CITES và khai báo trên tờ khai hải quan của doanh nghiệp (chỉ có 1 loài Siberi). Do vậy, Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES Việt Nam trao đổi cụ thể với Cơ quan quản lý CITES Trung Quốc để thống nhất cơ chế quản lý và hoạt động cấp phép đối với cá tầm nhập khẩu và các loài động vật hoang dã nói chung để đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát hải quan.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y thực hiện kiểm tra chặt chẽ các lô hàng động vật hoang dã tươi sống nhập khẩu; bố trí các khu vực cách ly tại cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch hoặc chỉ cho đưa hàng về bảo quản nếu xác định hàng hóa không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Bộ NN&PTNT thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT có chức năng phân tích, xác định cụ thể giống, loài, dòng lai (con lai hay con thuần chủng) của cá tầm nhập khẩu; cá tầm nhập khẩu có phù hợp với giấy phép CITES và có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP để cơ quan hải quan hợp tác kiểm soát chặt từ khâu nhập khẩu.

Chỉ thông quan cá tầm sau khi có kết quả giám định
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo đối với một số cục hải quan tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang thực hiện các biện pháp kiểm soát cá tầm nhập khẩu, đảm bảo nguồn gốc, thuộc danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam. Cá tầm chỉ được thông quan sau khi có kết quả giám định tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật xác định hàng hóa nhập khẩu đúng với khai hải quan, giấy phép Cites, thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Thời báo tài chính Việt Nam
Đăng ngày 18/05/2021
Ngọc Linh
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Xuất khẩu tôm Ecuador sang Việt Nam giảm sâu

Khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador sang Việt Nam đã chạm đáy 574 tấn vào tháng 7/2019, giảm 97% so cùng kỳ năm ngoái.

tôm Ecuador
• 08:17 09/09/2019

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 12:08 10/06/2023

Thu nhập khá với nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng

Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định phát triển ngày càng mạnh.

Nuôi cá lồng
• 10:52 09/06/2023

Đồng Nai: Tồn đọng 1.000 tấn cá nước ngọt, nông dân thấp thỏm lo

Giao mùa, thời tiết nắng nóng gay gắt rồi xuất hiện nhiều đợt mưa to là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại phường Hiệp Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang xảy ra tình trạng cá chết.

Nuôi cá lồng bè
• 14:10 08/06/2023

Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái "giám định miệng" để ép người nuôi

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản vượt quy định, nhiều thương lái tại tỉnh Bạc Liêu ép giá người nuôi.

Thu hoạch tôm
• 11:35 07/06/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 20:57 10/06/2023

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 20:57 10/06/2023

Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trai qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
• 20:57 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 20:57 10/06/2023

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 20:57 10/06/2023