Gỡ vướng chính sách bảo hiểm thủy sản

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý vướng mắc về bảo hiểm trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2017 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Gỡ vướng chính sách bảo hiểm thủy sản
Để ngư dân yên tâm basmm biển cần gỡ vướng chính sách về bảo hiểm thủy sản. Hình minh họa

Theo Điều 5, Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

Cụ thể, hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV và 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên... Tuy nhiên, Nghị định 67/2014/NĐ-CP cũng nêu rõ chính sách trên chỉ được thực hiện đến hết năm 2016.

Tại Nghị quyết 113/NQ-CP ngày 31/12/2016 Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016, Chính phủ đã thống nhất kéo dài thời gian thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2017.

Mặc dù đã được gia hạn 1 năm nhưng để những chính sách hỗ trợ ngư dân tiếp tục được triển khai phải đợi Chính phủ ban hành khung pháp lý mới. Ngoài ra, theo báo cáo tổng kết của địa phương, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67, vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như có ngư dân đang đóng dở tàu thì ngân hàng thắt chặt cho vay, một số dự án đến nay đã thi công gần xong nhưng ngân hàng vẫn chưa giải ngân do các dự án trong quá trình thi công có sự thay đổi... Ngư dân mong muốn mở rộng thêm các doanh nghiệp bảo hiểm để họ có thêm sự lựa chọn, cần mở rộng vùng biển tàu thuyền ngư dân được trả quyền lợi bảo hiểm (nếu xảy ra tai nạn), để khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo...

Theo Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh, một trong những doanh nghiệp bảo hiểm được triển khai bán bảo hiểm cho tàu đánh bắt hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, hiện mới chỉ có Nghị quyết của Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 67 đến hết năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể (bằng Nghị định, thông tư), do vậy, Bảo Minh chưa thể triển khai.

Xét đề nghị của Bộ Tài chính về việc triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn cụ thể, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP bảo đảm không để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm không bán bảo hiểm cho người dân gây khó khăn khi ra khơi.

Báo KTĐT
Đăng ngày 16/06/2017
D. TÙNG
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 02:43 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 02:43 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 02:43 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 02:43 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 02:43 06/02/2025
Some text some message..