Gỏi cá suốt

Cá suốt sống nhiều ở biển miền Trung, nhất là vùng biển từ Bình Định đến Phan Thiết.

Cá suốt
Ảnh: Tuy An

Đặc điểm của loại cá này là thường bơi từng đàn và di chuyển trên mặt nước. Những ngày trời yên biển lặng, người dân biển dọc miền Trung không lạ gì khi nhìn thấy những đàn cá có thân hình sáng trong búng nhảy trên mặt nước.

Do cá sống trên mặt nước, ít bùn đất rong rêu, thân cá sạch nên ngư dân xem loại cá này là một đặc sản chế biến được nhiều món lạ và ngon.

Để bắt được cá suốt, ngư dân chủ yếu dùng lưới để thả. Loại cá này có thân hình thon dài như con cá trắng ở sông, vảy cá màu trắng bạc, giữa thân có sọc ánh ngời, mắt cá sáng trong. Cá đánh lưới thường là những con to cỡ bằng ngón tay cái trở lên.

Cá suốt hợp với món canh chua, nấu lẩu, nhưng người vùng biển ưa nhất vẫn là món gỏi. Bữa nào đánh được nhiều cá suốt, mấy anh em làng biển thường rủ nhau tập trung để làm gỏi. Cái hay của gỏi cá suốt đòi hỏi phải có nhiều người, mỗi người một tay, một việc thì bữa gỏi mới nhanh và xôm tụ.

Bước chế biến đầu tiên phải đánh sạch vảy, người ngồi kế bên cắt đầu cá rửa sạch rồi để ráo nước và người nào khéo tay thì tiến hành tách con cá làm đôi bỏ xương. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mỉ, sao cho sau khi tách lấy xương con cá không bị dập nát hoặc rời ra mà phải còn nguyên hình nguyên vẹn. Cá tách xong, muốn ngon thì đem ngâm trong nước khoảng độ 5 phút, vớt ra vắt khô để vào trong ngăn đông cho cá cứng trở lại. Các phụ gia để bổ sung cho món gỏi ngon nhất thiết phải có một chén nước chanh, xoài xanh bào thành cọng, hành tây cắt nhỏ, đậu phụng rang, rau thơm cùng một chén nước chấm tự pha như ý.

Đổ chén nước chanh vào số cá đã chuẩn bị, trộn đều ngâm lại chừng vài phút cho thịt từng con cá tái chín chuyển sang màu trắng thì vắt khô, đem số cá trộn với ít nước mắm có pha chanh đường ớt rồi sau đó cho phần xoài, hành tây cùng rau thơm xắt nhỏ vào trộn đều với nhau. Khi đó ta đã có món gỏi ưng ý.

Cho phần gỏi đó ra đĩa, dọn lên mâm. Đi với đĩa gỏi ngon phải có chén nước chấm pha xì dầu với ớt tương và ít mù tạt cho thơm cay nồng, chén đậu phộng rang, một đĩa rau gồm lá cóc non, đinh lăng, cải non cùng các loại rau thơm như tía tô, ngò tàu, ngổ... và ít bánh tráng nướng.

Cách ăn gỏi cá cũng có kiểu riêng mới cảm nhận hết độ ngon của nó. Cho cá, các loại rau cùng bánh tráng nướng bẻ nhỏ vào chén rồi chan ít nước chấm vào trộn đều và cứ thế mà ăn. Phải ăn nhanh, càng nhiều rau thơm càng ngon.

Báo Thanh Niên, 13/05/2014
Đăng ngày 14/05/2014
Tuy An
Ẩm thực

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 14:53 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:53 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 14:53 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:53 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 14:53 05/11/2024
Some text some message..