Hà Tĩnh: Duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng bè

Vượt qua những khó khăn đó, hiện nay nghề nuôi cá lồng bè trên sông tại đây đã và đang tiếp tục được duy trì và phát triển.

Hà Tĩnh: Duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng bè
Chị Nguyễn Thị Phượng (vợ anh Minh) đang cho cá ăn

Sau  khi công trình ngọt hóa sông Nghèn được đưa vào sử dụng thì nghề nuôi cá lồng bè trên sông tại xã Thạch Sơn được phát triển và được xem như là bài toán chuyển đổi nghề phù hợp cho những người dân nơi đây. Được biết, mô hình nuôi cá Chẽm trên hệ thống sông Nghèn tại xã Thạch Sơn được xây dựng từ năm 2010 với 2 hộ nuôi trồng thử nghiệm tại thôn Song Hải, sau đó được nhân rộng lên tới 114 hộ nuôi trồng trong năm 2014. Trung bình mỗi năm mô hình cho thu hoạch trên 100 tấn cá các loại, doanh thu đạt trên 15 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2016, do sự cố môi trường biển xảy ra vào đầu tháng 4 cùng với thời tiết bất lợi đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất của các hộ nuôi trồng trong thôn nhất là thị trường tiêu thụ hết sức khó khăn. Điều đó làm cho nhiều hộ dân đã không mấy mặn mà với nghề nuôi cá lồng bè tại đây nữa. Cụ thể, năm 2014 có 114 hộ tham gia nuôi trồng nay chỉ còn 70 hộ. Hiện tại, trên diện tích hơn 20 ha mặt nước 70 hộ gia đình đang duy trì và phát triển nghề nuôi với 80 cụm lồng, trong đó mỗi cụm có từ 2 đến 6 ô nuôi, bình quân mỗi ô có thể thả nuôi tới 1.000 con cá giống, chủ yếu tập trung nuôi thả nuôi các loại cá Chẽm, Hồng Mỹ và cá Mú.

Cũng như bao hộ gia đình tham gia nuôi cá lồng bè khác tại thôn Song Hải, gia đình anh Nguyễn Quốc Minh đã theo nghề này 7 năm, là một trong những hộ tham gia từ những ngày đầu của nghề nuôi cá lồng bè nơi đây. Từ khi sinh ra và lớn lên rồi tiếp nối cái nghề của ông cha để lại ở ven sông này. Vì thế, để nói bỏ nghề đối với anh là chuyện không dễ. Vậy nên, mặc dù gặp bao nhiêu vất vả, trở ngại, nhất là khó khăn do sự cố môi trường biển năm 2016 vừa qua nhưng vợ chồng anh vẫn quyết bám trụ và duy trì nghề nuôi cá lồng với hy vọng rồi sẽ thành công và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Anh Minh cho biết: “So với năm 2016 thì năm 2017 người dân cũng đã quay trở lại với thị trường thủy, hải sản vì vậy việc tiêu thu sản phẩm cũng thuận lợi hơn nhiều. Thời gian này bán rất được giá, cứ đạt mức từ 120 - 150 nghìn đồng/kg cá Chẽm, sản phẩm chủ yếu bán cho các nhà hàng và thương lái ở chợ”. Với 12 ô lồng hiện có, vợ chồng anh đang tiếp tục tu sửa và mở rộng  nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Thôn Song Hải có khoảng 200 hộ dân với 874 nhân khẩu. Hiện tại, số lượng thành viên tham gia nuôi trồng ở trong thôn đã giảm sút đáng kể sau sự cố môi trường biển so với nhiều năm trước đây. Một số người dân ở đây cho biết, năm 2016 vì gặp phải sự cố môi trường, thị trường tiêu thụ lại không ổn định, giá cả bấp bênh trong khi đó chi phí đầu vào lại cao nên nhiều hộ không đủ điều kiện để nuôi trồng và có một số đã bỏ nghề. Nhưng đến đầu năm 2017, khi thị trường đã trở lại với hàng thủy, hải sản thì một số hộ đã đầu tư trở lại nhưng cũng chưa nhiều.

Ông Trần Quang Trung – Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết: “Để động viên bà con nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, cấp ủy, chính quyền xã Thạch Sơn cũng đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi và động viên bà con tiếp tục tham gia sản xuất. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật các thông tin về môi trường và thị trường tiêu dùng để tuyên truyền, vận động nhân dân và các hộ nuôi trồng yên tâm phát triển, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, chủ động trong thực hiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện khâu nối để các hộ nuôi trồng vay vốn tái đầu tư sản xuất, nâng cấp, cải tạo hệ thống nuôi trồng đảm bảo chất lượng để các hộ nuôi trồng yên tâm phát triển ngành nghề”.

Hiện nay, các hộ nuôi trồng ở thôn Song Hải xã Thạch Sơn đã thả giống được gần một tháng và cá đang phát triển tốt. Mặt khác, tín hiệu vui từ thị trường tiêu thụ đã là nguồn động viên tinh thần lớn lao để các hộ nuôi trồng ở xã Thạch Sơn có thêm động lực, vững tin trở lại với nghề. Đây là sự chuyển biến tích cực để nghề nuôi cá lồng bè trên sông tại thôn Song Hải, xã Thạch Sơn tiếp tục duy trì và phát triển bền vững hơn, đưa lại thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Đăng ngày 23/06/2017
Nguyễn Hoàn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:36 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:36 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:36 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:36 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:36 19/04/2024