Hà Tĩnh khắc phục “thẻ vàng” IUU: Mạnh tay xử lý tận gốc!

Khắc phục sự cố “thẻ vàng” về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, Hà Tĩnh đã mạnh tay xử lý, quản lý tận gốc những hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ nguồn lợi, phát triển nghề khai thác hải sản bền vững...

Hà Tĩnh khắc phục “thẻ vàng” IUU: Mạnh tay xử lý tận gốc!
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh kiểm tra xử lý tàu giã cào vào vùng biển gần bờ khai thác hải sản
Mạnh tay xử lý

Tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nguyên nhân Ủy ban châu Âu (EC) phạt “thẻ vàng” IUU (đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý) đối với Việt Nam.

Ông Nguyễn Tông Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: Tình trạng này diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản, phát triển nghề cá. Các đối tượng vi phạm cất giấu dụng cụ kích điện, chất nổ ở các lèn đá, đảo đá gần bờ, che giấu dưới đáy tàu cá... để tránh sự kiểm tra, kiểm soát. Khi phát hiện tàu tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, đối tượng vứt bỏ dụng cụ trái phép xuống biển, thông báo cho các đối tượng khác trốn tránh, gây khó khăn cho lực lượng tuần tra.

“Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực “tuyên chiến” với các hành vi này nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU. Trong năm 2018, các cơ quan chức năng tổ chức 16 cuộc thanh tra, tuần tra, kiểm soát 400 lượt tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên biển. Qua đó, phát hiện và xử lý 41 trường hợp vi phạm, tịch thu 17 bộ kích điện, thu giữ 5 kg thuốc nổ...” - ông Thắng cho biết thêm.

Công tác tuyên truyền về các quy định khai thác thủy sản, hành vi khai thác bất hợp pháp IUU được đẩy mạnh. Chi cục Thủy sản đã đến tận nơi, phát tận tay bà con ngư dân hơn 2.000 tờ rơi và xây dựng pano tuyên truyền tại các cảng cá, bến cá...

Ông Nguyễn Văn Mạnh - Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý nghề cá xã Xuân Yên (Nghi Xuân) cho rằng: Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức cho ngư dân ký cam kết không khai thác thủy sản bất hợp pháp theo IUU thì tình trạng vi phạm trên ở địa phương cơ bản giảm hẳn, nguồn lợi hải sản dồi dào, sản lượng tăng lên, bà con ngư dân phấn khởi.

Quản lý tận gốc

Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với vùng biển quản lý rộng lớn nên việc quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản đối với các tàu cá còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, lực lượng và phương tiện quản lý tàu cá còn hạn chế, năng lực tuần tra, kiểm soát trên biển còn yếu, tổ chức không được thường xuyên nên tình trạng vi phạm vẫn còn xảy ra.


Ngư dân đến khai báo sản lượng các loại hải sản sau khi cập cảng Cửa Sót

Theo ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, việc thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát đóng tại Cảng cá Cửa Sót có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm khắc phục trước “lỗ hổng” kiểm soát tàu thuyền xuất nhập cảng.

Để quản lý truy xuất nguồn gốc, tất cả các chủ tàu thuyền cập cảng Cửa Sót đều phải khai báo sản lượng, các loại hải sản đánh bắt được. Đồng thời, phải xuất trình được đầy đủ hồ sơ theo quy định, đăng ký nghề khai thác trước khi rời cảng. Sau 5 tháng đi vào hoạt động, lực lượng văn phòng tiến hành kiểm tra 1.500 lượt tàu cá ra, vào các cảng cá, phát hiện 32 trường hợp vi phạm, phạt tiền và không cho xuất cảng 5 tàu cá; nhắc nhở, cảnh cáo 27 trường hợp...


Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân về khai thác hải sản theo quy định IUU

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, Trưởng Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá tỉnh cho hay: Từ khi thành lập đến nay, văn phòng đã kiểm soát 500 tấn hải sản các loại cập cảng để chứng minh nguồn gốc. Hiện tại, Hà Tĩnh chưa có trường hợp tàu cá nào vi phạm khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Với sự vào cuộc quyết liệt bằng những hành động cụ thể, giải pháp “mạnh”, Hà Tĩnh ngăn chặn, giảm thiểu các hành vi vi phạm về hoạt động khai thác IUU và sớm loại bỏ tình trạng này, góp phần cùng cả nước gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với thủy sản Việt Nam. Quan trọng hơn, từng bước đưa nghề cá vào “khuôn khổ’, bảo vệ nguồn lợi hải sản không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 30/12/2018
Hữu Trung
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 15:15 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 15:15 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 15:15 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 15:15 14/01/2025
Some text some message..