Hà Tĩnh: Lập lại trật tự trong hoạt động khai thác hải sản ven bờ

Thời gian qua, ngư dân tại 9 xã bãi ngang thuộc 3 huyện: Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bức xúc trước tình trạng có nhiều tàu cá công suất lớn hoạt động gần bờ, khai thác hải sản theo kiểu "tận diệt", tàn phá môi trường sinh thái ven biển làm ảnh hưởng đến sản xuất, cũng như đời sống của người dân ven biển. Không những chỉ phá hoại ngư trường mà các tàu cá trên còn làm hư hại phương tiện và ngư cụ đánh bắt ven biển của người dân. Thiệt hại về ngư cụ được ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng.

tau tuan tra
Tàu tuần tra BĐBP trên đường truy quét các phương tiện hành nghề trái phép trên biển.

Ngang nhiên lấn chiếm ngư trường

Theo giới thiệu của cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Cửa Sót, BĐBP Hà Tĩnh, chúng tôi tìm gặp những người dân thuộc các xã bãi ngang, địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề của những đợt "giã cào" hoạt động mạnh. Bà con vẫn không quên được ký ức khiếp sợ khi tận mắt chứng kiến tàu giã cào đến từ các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi ngang nhiên đánh bắt liên tục trong ngư trường cấm ven bờ. Những con tàu nói trên có công suất lớn từ 150 đến 300CV (theo Nghị định 33, những tàu có công suất trên 90CV không được hoạt động khai thác ở ngư trường ven bờ). Ngư dân các xã bãi ngang rất bức xúc trước vụ việc tàu ngoại tỉnh hoạt động sai ngư trường, thậm chí còn làm hỏng phương tiện và ngư cụ đánh bắt của bà con.

Xóm Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (huyện Lộc Hà) là nơi ngư dân chịu nhiều thiệt hại nhất. Anh Nguyễn Văn Thương vẫn còn bàng hoàng khi hàng ngàn mét lưới đánh bắt của gia đình phút chốc bị giã cào phá hủy. "Mấy ngày trước đây, khi các tàu có công suất lớn của Thanh Hóa cuốn lưới đi, tôi nhanh chóng cho thuyền đuổi theo để xin lại. Thế nhưng, khi vừa gần tiếp cận thì đã bị một ngư dân đi trên tàu dùng đá tấn công. Thiệt hại từ đầu năm đến nay của gia đình tôi ước chừng trên 50 triệu đồng" - Anh Thương bức xúc.

Hơn ai hết, ông Trần Trọng Phước, ngụ tại xóm Liên Tân, xã Thạch Kim (Lộc Hà) là người nhiều lần chứng kiến tàu giã cào hoạt động, làm hỏng ngư cụ của bà con quanh vùng. Là gia đình có 3 đời trong nghề đánh bắt hải sản, riêng ông Phước đã có 40 năm kinh nghiệm trong nghề, nhưng vẫn hết sức hoang mang khi tàu giã cào hoạt động ngang ngược như vậy. Ông Phước cho biết: "Thấy tàu giã cào hoạt động trong khu vực đánh bắt truyền thống, chúng tôi rất bức xúc. Chưa khi nào mà công việc đánh bắt của ngư dân trong xã lại khó khăn như thế, ngư cụ mới mua sắm lại cũng bị làm hỏng hoặc mất cắp khiến mọi người rất hoang mang không dám ra khơi nữa".

Cần có chế tài xử lý nghiêm khắc

Trước sự xâm hại ngang nhiên của tàu cá giã cào công suất lớn ngoại tỉnh, ngư dân bãi ngang đã viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp, giúp đỡ. Nhận được sự phản ánh của người dân, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh chỉ đạo Đồn BP Cửa Sót phải làm rõ vụ việc nêu trên để ngư dân yên tâm, tiếp tục ra khơi khai thác hải sản. Đại úy Hoàng Minh Thảo, Đồn trưởng Đồn BP Cửa Sót cho biết: "Thời gian qua, thông tin về các tàu giã cào ngoại tỉnh công suất lớn hoạt động tại vùng biển thuộc các xã bãi ngang là có thật. Các tàu có công suất lớn trên 90CV hoạt động sai ngư trường đã làm ảnh hưởng tới công việc đánh bắt cũng như phá hủy nhiều ngư cụ của người dân".

Phối hợp với lực lượng Công an huyện và ngư dân các xã bãi ngang, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Cửa Sót đã có nhiều biện pháp tiếp cận khu vực bãi ngang khi có tàu giã cào hoạt động và đã dùng các biện pháp như xua đuổi, răn đe, ngăn chặn. Tuy vậy, kết quả ban đầu lại không như ý muốn. Mặc dù thấy tàu tuần tra của BĐBP, nhưng những "chiến thuyền" này không những không dừng lại, mà còn hung hăng hơn, lao vào tàu tuần tra rồi mới tăng ga tẩu thoát. Những ngư dân ở trên tàu cá ngoại tỉnh còn được "trang bị" mìn, súng tự chế, sẵn sàng chống trả quyết liệt, khiến cho việc xua đuổi, tiếp cận tàu giã cào của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Trước sự hung hãn của tàu giã cào công suất lớn ngoại tỉnh, lực lượng chức năng đã đưa ra nhiều phương án phối hợp, kiên trì mật phục và đến ngày 9-7-2013, Đồn BP Cửa Sót mới bắt được 6 chiếc tàu giã cào công suất lớn do ngư dân ở Nghệ An điều khiển, đang hoạt động khai thác hải sản tại vùng biển thuộc các xã bãi ngang. Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng BĐBP và nhân dân, đến nay tình trạng tàu ngoại tỉnh vi phạm ngư trường đã giảm hẳn. Đại úy Hoàng Minh Thảo chia sẻ: "Sau những lần đấu tranh quyết liệt đó, đến nay, đơn vị đã ngăn chặn được nạn giã cào hủy diệt môi sinh, môi trường biển, lập lại được trật tự an ninh ở ngư trường đánh bắt ven bờ thuộc các xã bãi ngang. Người dân địa phương rất phấn khởi, nhiều người gửi thư cảm ơn cán bộ, chiến sỹ Đồn BP Cửa Sót vì đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, giúp ngư dân yên tâm, tiếp tục ra khơi".

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 24/08/2013
Vũ Long
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 13:30 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 13:30 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:30 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 13:30 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 13:30 23/12/2024
Some text some message..