Hà Tĩnh: Nguy cơ dịch bệnh đốm trắng lan rộng

Chưa đầy 2 tháng xuống giống, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

tom nuoi ha tinh
Cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra ao nuôi tôm trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Chị Lê Thị Hạnh, thuộc vùng nuôi tôm Đồng Khẩu, xã Kỳ Ninh (Kỳ Anh) vừa thả 6 vạn con tôm giống xuống diện tích 0,4 ha. Hai tuần sau, số tôm trên chết trắng bởi virus bệnh đốm trắng.

Tiếp đó, tại hộ nuôi tôm ông Nguyễn Khắc Đường thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản Phú Khánh (Kỳ Khang) tôm cũng chết hàng loạt. Ông Đường buồn rầu kể: “Sáng sớm, tui ra đầm cho tôm ăn thì phát hiện một vài con nổi lên, trôi dạt vào bờ và sau đó thì chết hàng loạt. Hơn 25 vạn con tôm giống vừa thả xuống chưa được 20 ngày, giờ không còn con nào”.

Ông Đường nuôi tôm thẻ chân trắng đã hơn 5 năm nay theo hình thức quảng canh cải tiến cũng cho thu nhập khá. Thông thường, ông lấy tôm giống tại các Công ty CP và Việt Úc nhưng vụ tôm năm nay, ông lại lấy giống tại một cơ sở sản xuất giống ở Đà Nẵng. Mặc dù tôm giống ông mua có phiếu kiểm dịch nhưng so với thị trường thì giá rẻ hơn...

Theo chị Nguyễn Thị Thủy - cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Kỳ Anh, dịch bệnh đốm trắng ở tôm được phát hiện trên địa bàn từ ngày 3/5 trên 1 ao nuôi ở xã Kỳ Ninh, sau đó, tại vùng nuôi tôm xã Kỳ Khang và Kỳ Thọ. Toàn huyện hiện có trên 16 ha của 6 vùng nuôi bị bệnh, thiệt hại hàng trăm vạn con tôm cỡ 20-25 ngày tuổi. Ngay sau khi phát hiện dịch, huyện Kỳ Anh chỉ đạo chính quyền các địa phương cùng với người dân tiến hành xử lý môi trường ao nuôi có tôm bị bệnh, nghiêm cấm các hộ nuôi tôm không tháo mở nước nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Theo nhận định của ngành chuyên môn, dịch bệnh đốm trắng ở tôm he chân trắng trên địa bàn huyện Kỳ Anh có thể do thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm. Bên cạnh đó, hầu hết người nuôi chưa thật sự chú trọng đến chất lượng con giống và xử lý môi trường ao nuôi không đảm bảo dẫn đến mầm bệnh tiềm tàng ở trong ao hồ rất dễ gây dịch bệnh cho tôm…

“Nguy cơ dịch bệnh đốm trắng có thể lan ra cả vùng nuôi tôm của HTX Nuôi trồng thủy sản Phú Khánh xã Kỳ Khang. Bởi nhẽ, chỉ sau vài ngày, hộ ông Đường có tôm bị bệnh thì tại đây phát sinh thêm 2 hộ nuôi có diện tích 1,6 ha, thiệt hại 44 vạn con giống. Được biết, các hộ trên cũng lấy tôm giống tại một trại giống ở Đà Nẵng” - chị Thủy cho biết thêm.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 20 ha nuôi tôm bị bệnh đốm trắng của 26 hộ nuôi tại các huyện Kỳ Anh, Lộc Hà, số giống thiệt hại hơn 500 vạn con. Ngay sau khi nhận được báo cáo, Chi cục Thú y tỉnh đã phân công cán bộ trực tiếp xuống kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm xác minh, đồng thời cấp gần 2.000 kg hóa chất chlorine hỗ trợ xử lý dịch bệnh.

Ngành chuyên môn cũng đã tập trung hướng dẫn người dân xử lý sau khi phát hiện tôm chết do nhiễm virus đốm trắng, tiến hành tiêu hủy toàn bộ ao tôm bằng hóa chất chlorine (nồng độ 30 ppm); quản lý chặt nước trong ao sau 7-10 ngày mới được thải nước đi và lấy nước vào để nuôi mới, hoặc chuyển đổi nuôi đối tượng khác. Còn đối với các ao có tôm chết còn nghi ngờ, có thể do môi trường nước trong ao nuôi bị ô nhiễm thì xử lý ngay môi trường ao nuôi bằng vôi bột, zeolite và BKA...

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Nguy cơ bệnh đốm trắng ở tôm tiếp tục phát triển và lây lan sang các vùng khác rất cao. Đến thời điểm này, một số diện tích ao nuôi có tôm bị bệnh vẫn chưa được chính quyền địa phương và người dân xử lý kịp thời... Trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen lẫn các đợt mưa lớn, nhất là tiết tiểu mãn sắp tới sẽ gây bất lợi cho quá trình nuôi. Việc kiểm soát mầm bệnh từ hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến rất khó do nguồn nước cấp chung; người nuôi tôm còn chủ quan, tùy tiện trong thực hiện quy trình kỹ thuật, quản lý các yếu tố môi trường nuôi, tính cộng đồng chưa cao. Những yếu tố trên chính là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh ở tôm bùng phát và lây lan nhanh.

Để hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng, ngoài sự giúp đỡ của các ngành chuyên môn về mặt kỹ thuật, người dân cần đảm bảo dinh dưỡng và môi trường hợp lý trong ao nuôi để tăng sức đề kháng cho con tôm; triển khai các biện pháp dập dịch hiệu quả. Chính quyền địa phương sớm vào cuộc vận động cộng đồng, người nuôi tôm cùng nhau bảo vệ môi trường vùng nuôi, tránh lây lan dịch từ hộ này sang hộ khác, giảm thiểu thiệt hại.

Xã Hộ Độ (Lộc Hà) có hơn 80 ha nuôi trồng thủy sản với hơn 10 triệu con giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú được thả trong vụ sản xuất xuân hè. Đến thời điểm này, đã có 5 ao nuôi (2,7 ha) với 32 vạn con giống tôm sú bị nhiễm bệnh đốm trắng và chết, tổng thiệt hại ước gần 200 triệu đồng.

Nguyên nhân được xác định là do mầm bệnh đã có sẵn từ trước, việc cải tạo, xử lý kỹ thuật ao hồ trước lúc nuôi thả chưa đảm bảo. Trong ao nuôi có các loại tôm, cua, cá tự nhiên hỗn hợp, dễ xẩy ra dịch bệnh cho tôm.

Trước tình trạng trên, xã Hộ Độ phối hợp với ngành chức năng và hộ nuôi triển khai kịp thời công tác dập dịch. Chi cục Thú y tỉnh đã cung cấp 700 kg hóa chất cloraminB để tiêu độc khử trùng, dập dịch tại chỗ, đồng thời làm vệ sinh kênh mương thoát và lấy nước cho ao hồ, nhằm ngăn chặn dịch lây lan.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 29/05/2013
Hữu Trung
Dịch bệnh

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:58 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 17:58 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:58 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 17:58 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 17:58 21/01/2025
Some text some message..