Hà Tĩnh: Sông bị bồi lấp, người dân từ bỏ nuôi tôm

Sông Xích Mộ (xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị bồi lấp ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền, nhiều hộ dân phải bỏ ao nuôi tôm vì nguồn nước không đạt tiêu chuẩn.

Sông bị bồi lấp.
Cát biển đã được sóng dồn lên tạo thành một gò đất cao, bồi lấp hoàn toàn dòng chảy, tạo sự ngăn cách giữa nước sông và nước biển

Tại khu vực cửa sông, cát biển đã được sóng dồn lên tạo thành một gò đất cao, bồi lấp dòng chảy. Khu vực cửa sông rộng hàng trăm mét nhưng người và xe máy có thể qua lại bình thường.

Từng nuôi gần 1ha tôm gần khu vực sông Xích Mộ nhưng nay cũng đành bỏ không, ông Nguyễn Đình Thoại - Bí thư kiêm Trưởng thôn Minh Đức (xã Kỳ Nam) cho biết: “Việc bồi lấp ở sông Xích Mộ ngày càng diễn ra phức tạp. Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm bị ảnh hưởng nặng do cửa sông bị bồi lấp nên nước dẫn vào ao nuôi đều không đạt tiêu chuẩn; tôm thường xuyên nhiễm bệnh”.

sông xích mộ
Ông Nguyễn Đình Thoại chỉ về phía khu vực ao nuôi của gia đình đã bỏ không do nguồn nước không đạt tiêu chuẩn.

Ông Nguyễn Văn Luyện (thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam) cho biết: “Những năm gần đây, do ảnh hưởng của triều cường, thời tiết cực đoan, có đoạn sông bị bồi lắng cao lên tới cả gần 1m. Sinh sống gần cửa sông nên năm nào chúng tôi cũng bị hiện tượng ngập úng do triều cường dâng, lượng nước ứ đọng khó thoát ra ngoài.

Bên cạnh đó, các gia đình có tàu thuyền cũng không thể ra vào khu vực cửa sông... Chúng tôi rất mong chính quyền các cấp sớm có giải pháp nạo vét để xử lý dứt điểm tình trạng hiện nay”.

sông xích mộ
Chỉ có thể nạo vét, làm kè chắn mới giải quyết được vấn đề bồi lấp ở sông Xích Mộ

Sông Xích Mộ dài khoảng hơn 3km, chạy dọc theo 2 thôn Minh Đức và Tân Thành của xã Kỳ Nam. Theo đó, 313 hộ dân và gần 1.100 nhân khẩu của 2 thôn Minh Đức, Tân Thành bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc dòng sông bị bồi lấp, nhất là vào mùa mưa bão.

Đặc biệt, 18 ha diện tích nuôi tôm của xã Kỳ Nam bị ảnh hưởng nặng, trong đó 40% diện tích ao nuôi tôm đành bỏ không, số diện tích còn lại cũng sản xuất cầm chừng, không hiệu quả.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết: “Tình trạng này đang gây xáo trộn môi trường sinh thái và làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại, nuôi trồng thủy sản cũng như đời sống của Nhân dân trong vùng. Hiện, địa phương đã kiến nghị các ban, ngành sớm có giải pháp nạo vét, làm kè chắn tạo nguồn nước thủy triều lên xuống để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như neo đậu tàu thuyền của ngư dân”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 16/12/2020
Thu Trang- Anh Tấn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:18 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:18 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:18 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:18 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:18 24/12/2024
Some text some message..