Hải Dương: Sản xuất cá giống gặp khó

Thời gian gần đây, do những thay đổi về điều kiện sản xuất nên việc ương nuôi cá giống trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn...

Hải Dương: Sản xuất cá giống gặp khó
Hiện nay, lượng cá hương thu về tại Trung tâm Nghiên cứu và thủy sản Tứ Kỳ giảm khoảng 60% so với trước kia.

Nhiều bất lợi

Mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu và nhân giống thủy sản Tứ Kỳ ở xã Quang Phục cung ứng ra thị trường hàng chục triệu con cá giống với 2 loại chủ lực là rô phi và chép. Nhưng vài năm trở lại đây, để có thể bảo đảm nguồn cung cho các hộ nuôi cá, trung tâm gặp không ít khó khăn. Theo ông Đào Văn Thượng, Giám đốc trung tâm, cá giống rất mẫn cảm với những tác động từ môi trường sống, chỉ cần xáo trộn nhỏ cũng ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng con giống. Trước kia, nguồn nước phục vụ sản xuất cá giống được lấy trực tiếp từ sông nội đồng. Hiện tại, trung tâm vẫn lấy nước từ nguồn này nhưng tốn thêm kinh phí xử lý bằng lọc sinh học để giảm thiểu ô nhiễm. Dù vậy, kết quả thu về không mấy khả quan. Thông thường, 10 triệu cá bột sẽ ương được 3 triệu cá hương nhưng vài vụ gần đây chỉ thu được 1 triệu cá hương. Vì vậy, lượng cá giống cấp ra không ổn định và dồi dào như trước.

Có kinh nghiệm ương cá giống gần 30 năm, ông Tạ Văn Lý ở thôn Thượng Đỗ, xã Thượng Vũ (Kim Thành) khẳng định không chỉ nguồn nước mà những biến đổi của thời tiết cũng là thách thức lớn đối với các cơ sở sản xuất cá giống. Thời tiết diễn biến không theo quy luật, nhiệt độ tăng giảm thất thường làm phát sinh nhiều dịch bệnh gây hại cho cá, nhất là cá giống vì sức đề kháng yếu. Mặt khác, nếu như vật nuôi trên cạn khi bị nhiễm bệnh có thể tách đàn, cách ly để không ảnh hưởng tới cả đàn thì với cá do đặc thù sống dưới nước nên không can thiệp được nhiều. Chính vì vậy mà chữa bệnh cho cá sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức hơn nhưng khả năng khỏi bệnh còn nhờ vào may rủi, thậm chí nếu chủ quan, lơ là sẽ bị mất trắng. “Dù nắm chắc quy trình nuôi cá giống, song thực tế sản xuất hiện nay buộc tôi phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để không bị thua lỗ vì tỷ lệ nhân giống thành công không cao như trước. Để hạn chế rủi ro, tôi chỉ ương đến giai đoạn cá bột rồi xuất bán chứ ít làm cá hương”, ông Lý cho biết.

Cần làm chủ kỹ thuật

Thủy sản là một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh với diện tích ao nuôi hơn 11.000 ha và 3.576 lồng nuôi trên sông ngoài. Cùng với phát triển cá thương phẩm thì sản xuất cá giống cũng là lợi thế của nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, các cơ sở ương cá giống lớn và uy tín trên địa bàn các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành và thị xã Chí Linh sản xuất khoảng 1.500 triệu con giống, đáp ứng được 70% nhu cầu giống tại chỗ cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất cá giống hiện nay đang gặp khó trước những bất lợi từ các yếu tố khách quan. Nguồn cá giống không bảo đảm sẽ làm giảm chất lượng cá thịt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Vừa nuôi cá thịt, vừa sản xuất cá giống nên ông Nguyễn Văn Nhẫn ở thị trấn Tứ Kỳ hiểu rõ những khó khăn mà người nuôi cá đang phải đối mặt. Vì điều kiện sống không thuận lợi như trước nên mọi công đoạn từ chuẩn bị ao nuôi cá giống đến nguồn nước đều phải khử trùng bằng hóa chất. Lượng thuốc thủy sản sử dụng để phòng bệnh cũng nhiều hơn. Vì thế khi chuyển sang ao nuôi thương phẩm, cá sẽ khó thích nghi với môi trường mới. Tỷ lệ cá nhiễm bệnh và chết sẽ cao hơn. Ông Nhẫn lo ngại: “Năm trước nắng nóng, cá rô phi chết nhiều, năm nay mưa nhiều thì người nuôi rô đồng bị thiệt hại lớn, không biết năm sau sẽ là loại nào? Nếu không nắm vững kỹ thuật thâm canh để ứng phó kịp thời trước mọi tình huống phát sinh trong quá trình chăm sóc thì người nuôi sẽ thất bại nhiều hơn thành công”.

Theo ông Nguyễn Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó lĩnh vực thủy sản chịu tác động nặng nề và rõ rệt. Con giống quyết định 50% năng suất, sản lượng cá thương phẩm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cá giống, nông dân phải làm chủ kỹ thuật sản xuất. Chỉ khi nắm rõ và áp dụng đúng kỹ thuật thì mới có thể khắc phục được những bất cập trong sản xuất. Người nuôi nên sử dụng hóa chất cải thiện môi trường sống cho cá nhưng không được lạm dụng dẫn đến lệ thuộc. Có như vậy mới có thể hạn chế được tác động của môi trường mà vẫn bảo đảm nguồn cá giống sạch với tỷ lệ sống cao.

Báo Hải Dương
Đăng ngày 14/09/2018
Dũng Cường
Nông thôn

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Năm 2025, Bình Định phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng thủy sản đạt 3,0%

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng Nông, lâm, thủy sản của Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định vừa được ban hành, mục tiêu trong năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt từ 3,6% - 3,8%, nỗ lực cao nhất để đạt tăng trưởng ở mức 3,8%.

Tôm thẻ
• 09:20 10/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tháng 2/2025 tăng 11,2% so với cùng kỳ

Trong tháng 2/2025, sản lượng thủy sản của tỉnh Bình Định đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản tại địa phương.

Ngư dân
• 09:49 06/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 15:35 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 15:35 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 15:35 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 15:35 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 15:35 16/03/2025
Some text some message..