Hai khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục

Nuôi trồng thủy sản vẫn đối diện hai khó khăn lớn là hầu như chưa có vắc xin phòng bệnh và thiếu kinh phí, trước thực trạng đó Cục Thú y kiến nghị một số biện pháp khắc phục để hạn chế thiệt hại.

Đĩa
Xét nghiệm khuẩn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Chưa có vắc xin phòng bệnh 

Hiện nay, trên thế giới chưa có vắc xin để chủ động phòng bệnh cho tôm, giáp xác, nhuyễn thể,.... Cơ bản mới có vắc xin phòng một số ít bệnh cho cá.

Vì vậy các biện pháp phòng bệnh chủ yếu phải dựa vào các biện pháp an toàn sinh học và quản lý ao nuôi, xây dựng quy trình nuôi phù hợp với từng vùng nuôi, đặc biệt là xử lý nguồn nước ao nuôi (trước, trong quá trình nuôi) và kiểm soát nguồn giống, điều chỉnh quy trình chăm sóc ao nuôi.  

Đặc biệt trong bối cảnh diễn biến thời tiết cực đoan, tiêu cực, khó dự báo diễn ra tại nhiều vùng nuôi; nguồn nước cấp ở phía cuối nguồn thường bị thiếu và ô nhiễm.

Bên cạnh đó, còn phổ biến các mô hình nuôi thủy sản không kiểm soát như nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi lồng bè trên sống, nuôi ao truyền thống. Thực trạng đó gây nhiều thiệt hại cho người nuôi và thường trực nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh, kể cả các bệnh thông thường. 

vaxsinTrên thế giới chưa có vắc xin để chủ động phòng bệnh cho tôm, giáp xác, nhuyễn thể,.... 

Khó khăn về kinh phí 

Nhìn chung các địa phương đều gặp khó khăn về kinh phí. Cục Thú y cho hay, nhiều địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản không bố trí kinh phí hoặc bố trí không đủ kinh phí cho các hoạt động chuyên môn. Số lượng kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản rất ít, chỉ khoảng 8,34% trong tổng kinh phí cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung.  

Trong 9 tháng đầu năm 2023 mới có 42/63 tỉnh, thành ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2023. Thống kê ở 21 tỉnh có dự toán kinh phí là trên 40 tỷ đồng, còn rất thấp, không đủ để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.  

Đặc biệt, một số địa phương chỉ bố trí kinh phí để xử lý dịch bệnh thủy sản khi có ổ dịch xảy ra, chưa đúng với tinh thần “phòng bệnh là chính” theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Nhiều địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản chưa có kế hoạch và kinh phí giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh. 

Nỗ lực của người dân và doanh nghiệp 

Giữa bối cảnh khó khăn chung, người nuôi tôm (chủ yếu là nuôi siêu thâm canh, thâm canh) đã áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điển hình là công nghệ xử lý nước, công nghệ thức ăn nhằm nâng cao sức khỏe cho tôm để chủ động phòng các bệnh về gan, tụy, đường ruột; chủ động kiểm soát môi trường nước, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học nên đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm.  

Nhiều doanh nghiệp lớn sản xuất tôm giống đã xây dựng thành công cơ sở an toàn dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu tôm giống có chất lượng mỗi năm cung cấp khoảng 40 tỷ tôm post. Một số mô hình nuôi cá có sử dụng vắc xin phòng bệnh, áp dụng biện pháp quản lý ao nuôi, bổ sung chế phẩm tăng cường miễn dịch, xử lý môi trường,... nên không phát sinh dịch bệnh, giảm thiệt hại. 

Cần tăng cường sự chủ động 

Cục Thú y đã kiến nghị các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản có kế hoạch chủ động và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh và truyền thông.

- Với tôm nuôi: Các địa phương và người nuôi tôm cần tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm đối với tôm nuôi bị chết, bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, có biện pháp xử lý triệt để. Một số địa phương trọng điểm nuôi tôm, có diện tích tôm bị bệnh nhiều như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau,... tiếp tục tăng cường công tác giám sát chủ động dịch bệnh, kết hợp với kết quả quan trắc môi trường, dự báo thời tiết để cảnh báo nguy cơ dịch bệnh kịp thời và hướng dẫn người nuôi áp dụng biện pháp phòng bệnh chủ động. 

Với cá tra, dịch bệnh thời gian qua chủ yếu xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long. Trong thời gian tới, các địa phương và người nuôi cần quan tâm áp dụng các biện pháp chủ động phòng bệnh gan thận mủ, xuất huyết. 

Với các loài thủy sản khác, đặc biệt là các bãi ngao/nghêu, cá nước ngọt nuôi lồng bè: Người nuôi cần chú ý dự báo thời tiết, đặc biệt là nắng nóng, ô nhiễm môi trường thường gây thiệt hại nhiều cho thủy sản nuôi để phòng, chống kịp thời. 

Đăng ngày 06/11/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 19:18 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 19:18 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 19:18 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 19:18 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 19:18 12/01/2025
Some text some message..