Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
Loài cá có răng như răng loài người độc đáo

Cá Pacu - loài cá có hàm răng đều tăm tắp 

Cá Pacu (tên khoa học là Myleus pacu), đây là một loài cá màu đen hoặc xám, nhưng cũng có khi là màu tím hay bụng màu đỏ.  

Chúng trở nên nổi tiếng trước hết là bắt đầu từ những câu chuyện tấn công vào vị trí nhạy cảm của nam giới trong lúc họ đang bơi lội ở vùng nước mà nó sinh sống do cá Pacu nhầm lẫn với một loại hạt ưa thích của chúng.  

Cá Pacu có họ hàng với loài cá ăn thịt Piranha, nhưng chúng không có gu ăn uống giống nhau. Trong khi cá Piranha có sở thích ăn thịt thì cá Pacu có xu hướng ăn tạp các loài thực vật. Dù vậy, mỗi khi có cơ hội tiếp xúc với các loại thịt, những chú cá Pacu lại rất phấn khích và sẵn sàng cắn nát mọi thứ hay thậm chí là tấn công con người. Vì đặc tính này nên chúng còn được biết đến với biệt danh là “thủy quái nước ngọt. 

Về phân bố, cá Pacu được cho là một loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ. Chúng sống ở các sông suối trong lưu vực sông Amazon và Orinoco của vùng đồng bằng Amazon.  

Tuy nhiên, loài cá này cũng được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển phía nam Thụy Điển, hồ Michigan và sông Torridge ở Devon. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia đưa ra đó là trước đây cá Pacu được nuôi như cá cảnh, nhưng sau đó lại bị vứt bỏ bằng cách thả ra ngoài tự nhiên. Chính hành động này đã khiến một số nơi phải gánh chịu hậu quả về sinh thái nặng nề bởi cá Pacu chính là một loài cá có nguy cơ xâm hại cao. 

Thông thường, cá Pacu có chiều dài khoảng 25cm, nhưng một con cá đạt tới tuổi trưởng thành có thể phát triển lên tới 90cm và nặng tới 25kg. Khi đạt tới những con số lý tưởng này, chúng thậm chí còn có thể lôi một người đi dễ dàng. 

Cá răng ngườiLoài cá cũng sở hữu những bộ răng độc lạ. Ảnh: iflscience.com

Thời gian gần đây, cá Pacu được quan tâm nhiều hơn vì người ta nhận ra rằng loài cá này sở hữu một bộ răng cực kỳ giống con người với cấu trúc dạng khối và thẳng. Ở những con cá trưởng thành có tới 3 hàng răng ở hàm trên và 2 hàng ở hàm dưới. Chúng thường tận dụng lợi thế này để tấn công và tiêu hóa con mồi. 

Cá bò triggerfish sở hữu “signature” là hàm răng xấu xí 

Không may mắn giống như Pacu, cá bò triggerfish hay thường được gọi là Titan Triggerfish (tên khoa học: Balistoides viridescens) có một bộ răng không mấy đẹp đẽ. 

Loài cá này thường được tìm thấy ở ở độ sâu khoảng 10 đến 30 mét tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thức ăn ưa thích của chúng tương đối đa dạng như nhím biển, san hô và động vật giáp xác. 

Dù không sở hữu một bộ răng dễ nhìn, những cá bò triggerfish có thể mạnh về kích thước bởi chúng có kích thước lớn nhất trong loài. Tuy kích thước trung bình của chúng là từ 40 đến 60cm, nhưng cũng có những con có kích thước lên đến 75cm. 

Cá bò triggerfish thường có màu từ xanh lục đến xám đen cùng các vây màu vàng hoặc xanh lục và có hình dáng cơ thể đặc biệt, đó là hình bầu dục dẹp. Song, đó chưa phải là đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể của loài cá này. 

Nếu phải kể đến đặc trưng của cá bò triggerfish, chúng ta không thể bỏ qua bờ môi dày sẫm màu cùng những chiếc răng ố vàng bởi đây gần như là signature (điểm riêng biệt) của chúng. Thậm chí, nhiều người còn đùa rằng để có được bộ răng ố vàng như thế này, hẳn là cá bò triggerfish đã hút thuốc rất nhiều dưới đáy biển. 

Cá răng ngườiKhi nhìn thấy thịt thì cá Pacu không còn muốn “ăn chay”

Được biết, cá bò triggerfish rất thích đời sống đơn độc, nhưng dù vậy chúng cũng rất “chịu khó” xuất hiện cả ngày lẫn đêm và khả năng “chiến” khi đến mùa sinh sản cũng không hề kém cạnh những loài cá khác. 

Bỏ qua những điểm thú vị về ngoại hình của hai loài cá có bộ răng giống con người này, chúng ta cần lưu ý những điều sau về chúng: 

Về cá Pacu, dù khá hiền lành và còn được nuôi để làm cá cảnh nhưng từ lâu nhiều nơi đã đưa ra quy định hạn chế mua bán chúng bởi đây là một loài cá xâm hại thực sự. Do đó, ở vùng đồng bằng Amazon cá Pacu được chế biến thành nhiều món ăn nhằm giảm số lượng và mức độ gây hại của chúng. 

Đối với cá bò triggerfish, không quá lời khi nhận xét chúng là một loài cá vừa xấu người mà còn xấu cả nết. Vào mùa giao phối, nếu cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ thì chúng sẽ không ngại tấn công kẻ đó. Quan trọng là vết cắn của chúng có chứa chất độc ciguatoxin có thể gây ra các cơn đau tim, tê liệt và tệ hơn là tử vong ở người. 

Đăng ngày 30/04/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 05:51 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:51 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 05:51 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:51 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 05:51 06/11/2024
Some text some message..