“Hải sâm” sinh vật quý hiếm bị vơ vét tàn bạo do nhu cầu của Trung Quốc

Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có nhu cầu lớn về hải sâm.

Được coi là "thần dược kích dục" Hải Sâm bị vơ vét tàn bạo.
Được coi là "thần dược kích dục" Hải Sâm bị vơ vét tàn bạo.

Sinh vật quý của đại dương

Hoàng hôn buông xuống Jaffna, Anthony Vigrado lặn xuống vùng nước của Vịnh Palk, rà soát đáy biển để thu thập một loại "kho báu quý giá". Khi trở lại, anh mang theo hải sâm - một loài sinh vật dáng thuôn dài, ngày càng có giá trị trên thị trường và là nguồn thu nhập của anh trong 12 năm qua.

Nhưng sau 10 giờ tìm kiếm, thu hoạch của anh Vigrado chỉ bằng một phần nhỏ so với trước đây vì các bờ biển phía bắc Sri Lanka và miền nam Ấn Độ đã trở thành điểm khai thác lớn.

"Những người đánh cá bất hợp pháp đang đi qua biên giới của chúng tôi và thu hoạch hải sâm ở những nơi chúng tôi thường lặn. Chúng tôi đang đánh mất thu nhập và tiền bạc vào tay họ", người ngư dân 31 tuổi nói.


Hải sâm lâm nguy vì bị săn lùng làm thuốc kích dục.

Hải sâm là động vật da gai có thân mềm, hình ống giống như dưa chuột. Chúng là một lớp động vật khác thường nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương. Khi chúng ăn các mảnh vụn trong trầm tích, chúng giúp tái chế chất dinh dưỡng và bài tiết nitơ, amoniac và canxi cacbonat, những thành phần quan trọng cho các rạn san hô. Hoạt động ăn của chúng cũng giúp làm chậm quá trình axit hóa đại dương do hoạt động của con người.

Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có nhu cầu lớn về hải sâm. Tại đây, chúng được coi là một món ăn ngon và được sử dụng trong các loại thuốc cổ truyền. Chúng thường được ăn ở dạng khô nhưng cũng được một số người, đặc biệt là ở Trung Quốc, coi là một loại "thần dược kích dục".

Việc này đã khiến hoạt động buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng tăng vọt trong những thập kỷ gần đây. Vào những năm 1980, hải sâm có giá dưới 70 USD/1 kg; bây giờ giá đã tăng lên gần 300 USD/1 kg, với những loài hiếm hơn có giá lên tới 3.500 USD/1 kg.

Trong những năm qua, Vịnh Palk và Vịnh Mannar đã chứng kiến việc đánh bắt hải sâm quá mức. Đối với những loài đắt tiền nhất, lượng cá thể toàn cầu đã giảm hơn 60%.

Giờ đây, hòn đảo nhiệt đới nhỏ bé này đang là một điểm nóng ngày càng tăng về buôn lậu và đánh bắt trái phép. Giống như Vigrado, hơn 10.000 gia đình ngư dân dọc theo bờ biển phía bắc Sri Lanka đang lo lắng về tình trạng nghề cá.

Chamari Dissanayake, giảng viên cao cấp về động vật học tại Đại học Sri Jayewardenepura của Sri Lanka, cho biết: "Các quần thể đang suy giảm do đánh bắt quá mức. Nó ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cũng ảnh hưởng đến sinh kế của những ngư dân ven biển sống phụ thuộc vào hoạt động này".

Vigrado cho biết một số ngư dân đã tự sát sau khi không có khả năng trả nợ do các tàu thuyền bất hợp pháp phá hủy thiết bị của ngư dân địa phương để đánh bắt hải sâm.

"Toàn bộ khoản đầu tư của họ đã bị thiệt hại vì việc này," ông nói. "Những kẻ khai thác bất hợp pháp không quan tâm đến ngư dân. Khi chúng đi vào vùng biển của chúng tôi, chúng gây ra thiệt hại kinh hoàng cho người dân".

AM Stanny Lambert, một người tự do 31 tuổi đến từ Vankalai ở Mannar, cho biết anh rất buồn và tức giận vì số lượng tàu thuyền hoạt động bất hợp pháp.

"Đó là hoạt động phi đạo đức và chúng tôi đang bế tắc vì chúng quét mọi thứ trước khi chúng tôi tới", anh nói và lưu ý rằng anh và cha mình đã được cấp phép đánh bắt hải sâm trong 11 năm và là những trụ cột kiếm tiền duy nhất trong gia đình.

Hoạt động khai thác bất hợp pháp

Trong khi Sri Lanka cấp giấy phép đánh bắt và cho phép xuất khẩu hải sâm, Ấn Độ đã có lệnh cấm hoàn toàn đối với mọi hoạt động buôn bán động vật này kể từ năm 2001.

Tháng 8 năm ngoái, ba người đàn ông bị bắt quả tang buôn lậu gần 1.000 kg hải sâm - được Cảnh sát biển Ấn Độ định giá 700.000 USD trên thị trường quốc tế - từ Tamil Nadu ở Ấn Độ đến Sri Lanka qua Vịnh Mannar.

Teale Phelps Bondaroff, giám đốc nghiên cứu của OceansAsia, cho biết: "Nếu có một thị trường hợp pháp gần với một thị trường bất hợp pháp, thị trường hợp pháp sẽ trở thành một nguồn khổng lồ cho hoạt động 'rửa cá' (gần giống với hoạt động rửa tiền)".


Triệt phá nhóm tội phạm buôn bán lậu hải sâm. Ảnh: Sở lâm nghiệp Lakshadweep.

Trong nhiều năm, chính quyền Sri Lanka và Ấn Độ đã nỗ lực chống lại loại tội phạm biển này. Nhưng mặc dù số lượng các vụ bắt giữ và tịch thu đang gia tăng nhưng các vụ án mới cho thấy việc buôn bán trái phép đang lan rộng đến các khu vực hoang sơ trước đây. Nhu cầu về hải sâm đã dẫn đến bạo lực chết người ở Mexico, liên quan đến các băng nhóm tội phạm yakuza ở Nhật Bản, và buôn lậu trên đất liền giữa Tanzania và Zanzibar.

Theo OceansAsia, tội phạm hải sâm có tổ chức đang lan xa hơn từ Vịnh Palk và Vịnh Mannar vào các khu vực chưa được khai thác của lãnh thổ Lakshadweep - một quần đảo ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Ấn Độ.

Trong vụ bắt giữ lớn nhất thuộc loại này, một vụ bắt giữ từ các ngư dân địa phương vào tháng 2/2020 đã dẫn tới việc nhà chức trách tìm thấy 1.716 con hải sâm trị giá gần 580.000 USD được giấu trong các rạn san hô gần Suheli, một hòn đảo không có người ở.

Sajan John, người đứng đầu chính sách và các dự án biển tại Wildlife Trust, cho biết: "Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể là lý do chính khiến những người này tìm kiếm các khu đất mới. của Ấn Độ".

John cho biết giữa lúc mức độ nghiêm trọng của tội phạm ngày càng tăng, chính quyền địa phương đã tăng cường phản ứng. Vào tháng 2/2020, khu vực bảo tồn hải sâm đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Lakshadweep, các căn cứ chống săn trộm được thiết lập trên khắp các hòn đảo và lực lượng đặc nhiệm bảo vệ hải sâm Lakshadweep được thành lập với sự giúp đỡ của Cục Điều tra Trung ương của Ấn Độ.

Sivakumar Kuppusamy, một nhà khoa học tại Viện Động vật hoang dã Ấn Độ, cho biết: "Người dân Lakshadweep hiểu tầm quan trọng của hải sâm vì sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào nghề cá. Khi hải sâm bị ảnh hưởng, các nghề đánh cá khác cũng bị ảnh hưởng".

Kuppusamy đồng ý rằng mặc dù việc ngăn chặn chuỗi cung ứng phạm pháp là rất quan trọng, nhưng việc giúp những người đánh cá đánh bắt hải sâm trái phép đánh giá cao tầm quan trọng của động vật cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ họ.

"Chúng tôi phải thuyết phục họ về vai trò của sinh thái. Nếu không có hải sâm, thì họ đang gây nguy hiểm cho biển", ông nói. "Đó là khi họ bắt đầu nhận ra sinh kế của mình và tương lai của con cái họ sẽ bị ảnh hưởng".

"Phá vỡ chuỗi cung ứng bất hợp pháp và tuyên truyền kiến thức cho ngư dân là điều cần làm. Nếu không, hoạt động buôn bán này sẽ liên tục xuất hiện".

Doanh Nghiệp & Tiếp Thị
Đăng ngày 15/04/2021
Tất Đạt
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 00:26 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 00:26 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 00:26 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 00:26 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 00:26 25/11/2024
Some text some message..