Hải sản đầm Ô Loan hồi sinh sau bão

Đợt bão lụt vừa qua, cửa biển An Hải (huyện Tuy An) mở rộng hơn so với trước đây trên 120m, nước trong đầm Ô Loan lưu thông với biển nên dồi dào tôm cá. Người dân 5 xã An Cư, An Ninh Đông, An Hòa, An Hải, An Hiệp, sống ven đầm bắt cua, tôm đất, ốc cháy, cá hồng mang lại thu nhập cao.

Hải sản đầm Ô Loan hồi sinh sau bão
Nuôi hải sản ở đầm Ô Loan - Ảnh: LÊ TRÂM

Nhiều loại hải sản hồi sinh

Theo nhiều người dân sống ven đầm, đợt bão lụt vừa qua, cửa biển An Hải - nơi đầm giao thông với biển - tiếp tục mở rộng, nước biển tràn vào làm cho cua, tôm đất, ốc cháy xuất hiện với mật độ dày, nhờ vậy nhiều người đi đánh bắt thu tiền triệu. Ông Phan Văn Hân ở xã An Ninh Đông đi bắt con dắt, ốc cháy cho hay: Từ sau lụt đến nay, bà con nông dân quanh vùng ra đầm bắt con dắt, ốc cháy, trung bình một ngày, hai vợ chồng chịu khó ngụp lặn bắt được 2 tạ, bán với giá 5.000 đồng/kg, kiếm cả triệu đồng.

Còn ông Phan Thế ở xã An Hiệp bơi sõng câu ra giữa đầm Ô Loan, dùng vợt moi bùn đổ vào sõng rồi chở vào bờ cho vợ con ngồi lựa bắt con dắt, ốc cháy ra khỏi bùn đá. Ông Thế cho hay: Mỗi ngày tôi đi xúc con dắt và bắt ốc cháy (bắt bằng tay), thu từ 3-4 tạ, còn người khác dùng chấn đăng bắt thì thu khá hơn, từ 1-2 tấn. Ông Đinh Văn Trung ở xã An Cư, thả 4 tấm chấn đăng, cứ mỗi tấm vớt lên cạo sạch thu vào gần 5 tạ con dắt, ốc cháy, được các thương lái mua về làm thức ăn cho tôm hùm.

Riêng tôm đất, mỗi đêm người dân đi đóng chấn bắt được 4-5kg, bán với giá 200.000 đồng/kg. Tôm đất là đặc sản của đầm, tuy nhiên trước đây do cửa biển An Hải bồi lấp nên nước trong đầm ô nhiễm nặng, mấy năm trước, tôm đất trong đầm “vắng bóng”.

Cửa biển An Hải mở rộng cũng khiến cua xuất hiện ở đầm khá nhiều. Người dân ở đây cho biết, cua y, con 2 lạng trở lên, thịt săn chắc, giá bán 150.000 đồng/kg; cua sô, yếm mềm thịt xốp giá 100.000 đồng/kg; cua gạch 250.000-300.000 đồng/kg (tùy loại). Trung bình một đêm, mỗi người đi bắt cua có thu nhập 500.000-600.000 đồng, có người đánh bắt cả ngày lẫn đêm thu tiền triệu. Ông Phan Minh ở xã An Hiệp, vui mừng nói: Cua năm nay xuất hiện nhiều. Ngoài cua lớn, cua nhỏ cũng rất nhiều. Hồ nuôi tôm ở đây bờ hồ làm bằng đá gọi là hồ hở, nhiều người lận lưới lỗ nhỏ vào bên trong mua cua nhỏ thả lại hồ tiếp tục nuôi, sau đó bán cua gạch.

Ngoài cua thì cá hồng cũng xuất hiện. Người dân đi bắt cá hồng bằng cách giăng lưới, thả lờ, kéo trủ; bình quân mỗi đêm bắt được từ 10-20 con/kg. Hiện giá cá hồng giống được các thương lái mua từ 7.000-10.000 đồng/con, tùy theo kích cỡ, trọng lượng.

Ngăn chặn cắm cọc ngầm dưới nước

Nước trong đầm Ô Loan không bị ô nhiễm nên nuôi thủy sản thuận lợi. Ngoài việc bắt ốc cháy ngoài tự nhiên, người dân các xã An Cư, An Ninh Đông và An Hải còn “tranh thủ” nuôi thêm hải sản bằng cách dùng đăng chấn mùng giăng, kết bè lấn chiếm đất mặt nước để nuôi tăng thu nhập. Đáng lo ngại hơn, nếu như trước đây việc nuôi ốc cháy chỉ kết bè nổi trên mặt nước, thì hiện nay nhiều hộ dân còn sử dụng phương thức cắm cọc ngầm dưới nước, sau đó dùng các loại lốp xe treo vào cọc để ốc đeo bám. Do vậy, các loại ghe sõng khi khai thác thủy sản trên đầm gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Ông Nguyễn Quang ở xã An Cư cho rằng, ban đêm ông bơi sõng câu đi đóng chấn thì gặp những cọc tre cắm dưới mặt nước làm cho mạn sõng móp méo. “Đó là sõng mới lận, chứ sõng cũ thì lủng rồi, rất nguy hiểm. Không những thế bơi sõng câu ra gặp các bè nuôi ốc cháy phải bơi vòng cua, tình trạng này đã làm bó hẹp không gian sống của các loại thủy sản tự nhiên trong đầm và làm cản trở dòng chảy. Người dân mong muốn các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An và chính quyền các xã ven đầm phối hợp, tập trung tổ chức kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm đất mặt nước nuôi ốc cháy trái phép trên đầm Ô Loan”, ông Quang nói.

Theo UBND huyện Tuy An, chỉ riêng tại khu vực xã An Cư có 124 trường hợp nuôi ốc cháy trái phép. Vừa qua, UBND huyện tháo dỡ toàn bộ 23 bè tự ý nuôi ốc cháy trái phép. Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: UBND huyện yêu cầu chính quyền xã An Cư, An Ninh Đông, An Hòa, An Hải chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tự tháo dỡ cọc ngầm nuôi ốc cháy, đồng thời ngăn chặn người cắm cọc mới để sớm trả lại cảnh quan, môi trường cho đầm, không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven đầm.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 27/12/2017
Lê Trâm
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:00 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:00 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:00 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:00 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:00 23/11/2024
Some text some message..