Hải sản khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Do ảnh hưởng dịch, bệnh COVID-19, lượng tiêu thụ hải sản giảm mạnh, giá bán cũng tụt giảm so với thời gian trước khi có dịch.

Tiêu thụ hải sản giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Diễn biến phức tạp của dịch, bệnh COVID-19 làm cho khách du lịch giảm mạnh, các cơ sở dịch vụ ăn uống trong tỉnh tạm đóng cửa kinh doanh hoặc mở cửa phục vụ cầm chừng khiến việc tiêu thụ hải sản sụt giảm, dẫn đến việc các hộ dân nuôi thủy sản ở thị xã Nghi Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung gắp nhiều khó khăn.

Nuôi hàu

Ông Đỗ Văn Dũng, thôn Dự Quần, phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn cho biết, gia đình ông nuôi hàu từ 3 năm nay trên sông Lạch Bạng. Bình quân mỗi năm ông thả nuôi 2 vụ với khoảng 1,5 vạn hàu giống Thái Bình Dương.

Hàu

Thời điểm thả hàu thích hợp nhất là khoảng tháng 9 và tháng 12 trong năm. Tùy từng năm nhưng nếu được thì mỗi năm lãi ròng chỉ khoảng 30-40 triệu đồng.

Tiêu thụ hải sản

“Năm nay giá hàu giống rẻ, tôi chỉ mất chưa đến 10 triệu đồng tiền giống. Tuy nhiên, thời tiết năm nay khiến hàu phát triển kém, nhiều con bị chết. Cùng với đó, do dịch COVID-19 nên năm nay giá hàu thấp, khó bán”, ông Dũng cho biết.

Nuôi cá lồng bè

Ông Nguyễn Dương ở thôn Dự Quần cho biết, gia đình ông nuôi 20 lồng cá các loại như mú, vược, bình thường hàng năm sẽ xuất hết hàng và lãi trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay cá đã đến ngày xuất bán nhưng không ai mua. “Cá mú bình thường bán 220 nghìn đồng/kg nhưng nay chỉ 150 nghìn đồng/kg. Cá vược trước đây bán 130 nghìn đồng/kg thì nay cũng chỉ còn 110 nghìn đồng/kg. Giá rẻ nhưng vấn đề là không bán được, không có người hỏi mua. Vì thế có gần 20 lồng cá đã đến ngày xuất bán nhưng không bán được, phải cho ăn, chịu lỗ từng ngày”, ông Dương nói.

Hàu nuôi

Qua tìm hiểu được biết, giá hải sản giảm không chỉ ảnh hưởng đến những người nuôi thủy sản, mà còn ảnh hưởng đến các tàu cá hoạt động đánh bắt gần và xa bờ, các cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa.

Hàu

Bà Đỗ Thị Đào, một tiểu thương thu mua hải sản tại Xuân Lâm cho biết, thời điểm cao nhất giá hàu ruột lên đến 120 nghìn đồng/kg nhưng nay chỉ khoảng 80 nghìn đồng/kg và cũng rất khó bán.

Nuôi cá lồng

Cũng theo bà Đào, hàu giá rẻ nhưng còn có thể bán được, còn người nuôi cá lồng mới rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 01/07/2021
Hoàng Đông
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:31 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 20:31 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 20:31 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 20:31 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 20:31 26/11/2024
Some text some message..