Hàm lượng thủy ngân trong cá ngày càng tăng

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, lượng tiêu thụ cá toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ những năm 60 của thế kỷ trước lên mức kỷ lục là 20,2 kg/người/năm, với 30% đại dương đã bị khai thác thủy hải sản quá mức. Biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá biển.

cá nhiễm thủy ngân
Thủy ngân vẫn có thể tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đổi với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Nguồn Kenh14

Thủy ngân là gì? 

Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: không khí, nước và đất. Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt than, phun trào núi lửa... Thủy ngân có thể rơi từ không khí xuống và tích tụ trong các dòng suối và đại dương, trở thành metylmercury trong nước. 

thủy ngân
Mối nguy hiểm tiềm tàng do thủy ngân đến từ vật dụng trong đời sống. Ảnh mix1043fm

Theo đó, con người có thể tiếp xúc thủy ngân theo nhiều cách như: hít phải hơi thủy ngân trong quá trình khai thác và làm việc ở môi trường công nghiệp hoặc tiếp xúc với metyl thủy ngân đặc biệt là thông qua chế độ ăn có cá.

Lý giải nguyên nhân hàm lượng thủy ngân cao trong cá biển

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki cảnh báo rằng khí hậu ấm lên và tăng cường sử dụng đất đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá. Các nghiên cứu mới cho thấy trong tương lai, hàm lượng thủy ngân trong cá ở vùng Lapland của Phần Lan có thể được tìm thấy trong các hồ nằm bên dưới Vòng Bắc Cực. Theo các nhà khoa học, hàm lượng thủy ngân phải được kiểm tra cẩn thận và quan sát trong cá cũng như lưới thức ăn của chúng do khí hậu và sử dụng đất thay đổi.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét những tác động chung của khí hậu và việc sử dụng đất ở vùng Lapland, Phần Lan. Việc sử dụng nhiều đất, khí hậu ấm hơn và lượng mưa tăng cường đã góp phần thúc đẩy quá trình rửa trôi các chất dinh dưỡng và thủy ngân liên kết carbon được lưu trữ trong đất vào các đường nước. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng làm tăng nồng độ thủy ngân trong môi trường.

Theo giáo sư Kimmo Kahilainen - Nghiên cứu Môi trường từ trung tâm sinh học Lammi của Đại học Helsinki giải thích, Lapland là một đối tượng nghiên cứu quan trọng, vì nhiệt độ, lượng mưa và mức độ dinh dưỡng tăng lên đáng kể khi chúng ta di chuyển từ các hồ gần như nguyên sơ ở phía bắc sang các hồ phía nam, nơi có nhiều nước hơn. Đồng thời, việc sử dụng đất trong các khu vực lưu vực đang chuyển từ chăn nuôi tuần lộc sang trồng rừng thâm canh. Khu vực nghiên cứu của chúng tôi không có nguồn phát thải thủy ngân trực tiếp. Thay vào đó, thủy ngân được tìm thấy trong khu vực bắt nguồn từ sự lắng đọng trong khí quyển tầm xa và rửa trôi từ đất khu vực lưu vực. 

cá nhiễm thủy ngân
Nhận biết hàm lượng thủy ngân trong các loài cá. Nguồn doctorbh

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hồ càng ấm và càng âm u thì nồng độ thủy ngân trong tảo càng lớn. Điều này cũng được phản ánh hàm lượng thủy ngân trong cá. Hàm lượng thủy ngân trong cá vendace và roach sống trong các hồ ấm hơn và phú dưỡng hơn một chút so với những cá sống trong các hồ nguyên sơ, trong khi hàm lượng thủy ngân trong cá perch và rike tăng lên đáng kể.

 Giáo sư Kahilainen nói thêm - Sự nóng lên toàn cầu và lượng mưa ngày càng tăng, cùng với việc tăng cường sử dụng đất, làm tăng quá trình rửa trôi từ các khu vực lưu vực. Trong tương lai, hàm lượng thủy ngân trong cá Lappish thực sự có thể dịch chuyển gần hơn với mức được tìm thấy trong các hồ cận Bắc Cực. Khi khí hậu và sử dụng đất thay đổi, nồng độ thủy ngân trong cá và lưới thức ăn cần được điều tra và giám sát ngày càng cẩn thận. 

Giải pháp dành cho mọi người không phải là ngừng ăn hải sản. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế cần phải giảm và nếu có thể, nên chung tay hạn chế ô nhiễm thủy ngân trong môi trường nhằm giảm nồng độ thủy ngân trong cá. Mức độ thủy ngân ở Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2050, nếu xu hướng ô nhiễm hiện tại tiếp tục không suy giảm.

Tuy nhiên, Giáo sư Hóa học môi trường tại Trường Y của Đại học Havard Elsie Sunderland cho rằng người tiêu dùng không nên quá sợ hãi sau khi đọc nghiên cứu này, vì hải sản vẫn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh. Các nhà nghiên cứu chỉ muốn chứng minh rằng tình trạng biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp tới thực phẩm, tiếp đó là sức khỏe con người… chứ không chỉ riêng thời tiết cực đoan, lũ lụt và nước biển dâng.

Đăng ngày 25/02/2022
Nhất Linh
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 08:15 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:15 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 08:15 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 08:15 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 08:15 05/11/2024
Some text some message..