Hạn chế tác động tiêu cực của chế độ ăn thay thế bột cá trên tôm

Việc thay thế nguồn protein từ bột cá bằng protein thực vật vẫn còn gặp phải những khuyến khuyết, vì thế các nghiên cứu gần đây nhằm tìm giải pháp khắc phục các thiếu sót khi thay thế bột cá bằng đạm thực vật.

Hạn chế tác động tiêu cực của chế độ ăn thay thế bột cá trên tôm
Chitooligosaccharide giúp hạn chế tác động tiêu cực của chế độ ăn thay thế bột cá trên tôm

Bột cá ngày càng tăng giá dẫn đến giá trị cấu thành trên một kilogram thức ăn, làm cho hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt trong giai đoạn giá tôm nguyên liệu trên thế giới đang ở mức thấp và nhiều người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ. Do đó vấn đề cần giải quyết hiện nay là làm thế nào để giảm giá thành sản xuất trên một kilogram tôm nhằm giảm thiểu giá thành sản xuất tôm cho nông dân. Điều này có liên quan chặt chẽ đến giá cả thức ăn tôm trên thị trường. Cũng vì mục đích ấy nguồn đạm thực vật đang dần được đưa vào thay thế nguồn đạm từ bột cá. Tuy nhiên, khi thay thế, có nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm khắc phục những hạn chế của đam thực vật. Trong đó, việc bổ sung các phụ gia là một trong những hướng đi đang được tập trung nghiên cứu. 

Chitooligosaccharide (COS) hay Chitosan oligomer là các polymer mạch Glucose liên kết beta 1,4 với mức độ trùng hợp từ 1 – 20. Chúng được biết đến với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau kháng nấm, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, tác động tăng cường miễn dịch, tác dụng chống lại sự nhiễm trùng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi bổ sung COS vào thức ăn cá rô phi giúp cá tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và nâng cao khả năng đề kháng với bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Chitooligosaccharide (COS) trong khẩu phần ăn của cá khi thay thế bột cá (FM) lên tốc độ tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch, hệ thống đường ruột và mô gan tụy, cũng như biểu hiện các gen liên quan đến viêm và miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei).

Vai trò của Chitooligosaccharide trên tôm

Chế độ ăn cơ bản được chuẩn bị bằng cách sử dụng bột cá (FM) và đậu tương (SM) làm nguồn protein chính, sau đó các chế độ ăn với các hàm lượng đạm bột cá thấp (LFM) được điều chế bằng cách thay thế 50% bột cá (FM) với bột đậu nành (SM) và bổ sung 0, 3, 6, 9, 12 hoặc 15g Chitooligosaccharide/kg thức ăn (được đánh dấu là chế độ ăn LFM, COS3, COS6, COS9, COS12 và COS15). Mỗi chế độ ăn được cho ăn vối bốn lần lặp lại với trọng lượng tôm ban đầu (0,9g) và cho ăn ba lần mỗi ngày trong tám tuần. 

Các kết quả phân tích cho việc thay thế bột cá FM dẫn đến giảm đáng kể (P <0,05) hoạt tính lysozyme huyết thanh và được cải thiện đáng bằng cách bổ sung 3 hoặc 6g/kg COS vào chế độ ăn có hàm lượng bột cá thấp. Nhóm có hàm lượng bột cá thấp cho thấy các hoạt động superoxide dismutase và glutathione peroxidase hepatopancrease cao hơn so với nhóm HFM và các cải tiến thêm khi ứng dụng bổ sung COS. Chứng tỏ COS đã giúp cơ thể cá khắc phục các hạn chế về miễn dịch khi cho ăn đạm thực vật. 

Khả năng kháng bệnh trên tôm được tăng cường qua biểu hiện Hepatopancrease - tổng khả năng chống oxy hóa và hoạt tính phosphatase kiềm giảm trong nhóm LFM và khi bổ sung COS đã giúp cải thiện giá trị của chúng. Sự biểu hiện của các gen lysozyme, crustin, Pen3 và proPo được điều chỉnh đáng kể trong gan của các nhóm tôm nhận được sự bổ sung chế độ ăn 3-9g COS/kg thức ăn. 

Đáng chú ý là việc tăng cường trong chiều cao gấp nếp ruột thu được bằng bổ sung 3 hoặc 6g COS/kg thức ăn so với nhóm ăn chế độ ăn LFM. Tôm ăn thức ăn nhóm HFM và COS có số lượng tế bào E trong ống gan tụy cao hơn với nhóm LFM. Điều này cho thấy COS giúp cải thiện chức ăn gủa gan một cách hữu hiệu. 


Những phát hiện trong nghiên cứu này đã chứng minh rõ ràng rằng COS có thể tăng cường phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và hoạt động chống oxy hóa, đồng thời cải thiện tác động tiêu cực của chế độ ăn với protein từ thực vât (SM)  trên đường ruột và sức khỏe gan tụy của tôm thẻ chân trắng. Mức độ bổ sung tối ưu của COS là 3 – 6g/kg thức ăn trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. 

Nghiên cứu này đã giúp các nhà dinh dưỡng học tìm ra một nhân tố mới góp phần khắc phục các nhược điểm của việc thay thế bột cá bởi các nguồn protein từ động vật.

Đăng ngày 01/07/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 03:21 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 03:21 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 03:21 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:21 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 03:21 27/12/2024
Some text some message..