Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở Hà Tĩnh

Hàng chục hộ dân ở tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tự ý huy động máy móc đắp hồ nuôi thủy sản trái phép, gây ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

kênh phân lũ
Tuyến kênh qua địa bàn phường Kỳ Trinh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng có chiều dài 2.860m.

Dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng cho các xã phía Nam Kỳ Anh do Ban Quản lý dự án đầu tư khu vực Khu kinh tế Hà Tĩnh (Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh) làm chủ đầu tư, với số vốn hơn 886 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn - đóng tại phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh.

Mục tiêu của dự án là thoát nước cho gần 80 km2 diện tích lưu vực sườn đông dãy Hoành Sơn, hạn chế khả năng ngập lụt khu vực gần dự án Formosa và các cụm dân cư trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Kỳ Anh.


Đến nay, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành việc đào đất lòng kênh đoạn đã được giải phóng mặt bằng.

Tuyến kênh qua địa bàn phường Kỳ Trinh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng cho các xã vùng phía Nam Kỳ Anh (giai đoạn 2, 3) từ cầu Tây Yên đến đê Hòa Lộc có chiều dài 2.860m. Đến cuối năm 2015, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thị xã Kỳ Anh đã bàn giao một phần mặt bằng nằm ở đoạn giữa tuyến thuộc phường Kỳ Trinh có chiều dài 2.362m.

Sau khi được bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình; cơ bản hoàn thành việc đào đất lòng kênh và tiến hành lát mái kênh.


Một số đoạn kênh đã được đơn vị thi công lát mái.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, một số hộ dân trên địa bàn đã tự ý lấn chiếm, đắp hồ nuôi thủy sản trên phần lòng kênh đã được giải phóng mặt bằng, gây khó khăn, cản trở tiến độ thực hiện dự án.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh Nguyễn Văn Khoa cho biết: Ngày 2/10/2019, Ban nhận được báo cáo của nhà thầu về việc có 6 hộ dân lấn chiếm lòng kênh đắp hồ nuôi thủy sản trong phạm vi đã giải phóng mặt bằng của dự án. Chúng tôi đã làm việc với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thị xã Kỳ Anh, UBND phường Kỳ Trinh và các hộ dân nhằm đưa ra biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời việc lấn chiếm trên. Tuy nhiên, mọi việc vẫn “dẫm chân tại chỗ”, thậm chí diện tích lòng kênh bị các hộ dân lấn chiếm trái phép ngày càng tăng".


Một số hộ dân phường Kỳ Trinh lấn chiếm lòng kênh, đắp hồ lót bạt nuôi tôm.

Những ngày này, trên tuyến kênh của dự án đoạn qua tổ dân phố Hòa Lộc, một số hộ dân vẫn đang huy động máy móc đắp hồ lót bạt để nuôi tôm. Ông Lê Quang Huỳnh – Bí thư chi bộ tổ dân phố Hòa Lộc thông tin: Việc người dân lấn chiếm tuyến kênh đã được giải phóng mặt bằng để đào hồ nuôi tôm bắt đầu diễn ra từ cuối năm ngoái. Thời gian gần đây, sau khi đơn vị thi công rút máy móc, công nhân ra khỏi công trường, các hộ dân lấn chiếm ồ ạt hơn. Theo ước tính ban đầu, có khoảng hơn 50 hộ đã ra khu vực tuyến kênh của dự án để đắp hồ nuôi tôm".


Dù Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh đã nhiều lần làm việc, báo cáo với các cấp chính quyền nhưng ngay trong chiều 24/6, việc người dân huy động máy móc lấn chiếm kênh dự án vẫn tiếp tục diễn ra.

Theo ông Nguyễn Huy Đông – Chủ tịch UBND phường Kỳ Trình: “Việc xâm phạm tuyến kênh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng xảy ra trên địa bàn, chúng tôi đã lập biên bản và báo cáo lên UBND thị xã Kỳ Anh để cho phương án giải quyết. Tuy nhiên, do người dân lấn chiếm ồ ạt, trên diện tích lớn nên việc xử lý rất khó. Rất mong có sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên và sự vào cuộc của các ngành chức năng, phối hợp giải quyết một cách thấu đáo”.



Kiểm đếm sơ bộ, có khoảng 50 hộ dân đã đào hồ nuôi tôm trái phép trên tuyến kênh của dự án.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh Nguyễn Văn Khoa cho biết: Sự việc hàng chục hộ dân ở phường Kỳ Trinh lấn chiếm tuyến kênh đã được giải phóng mặt bằng thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng, chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên UBND thị xã Kỳ Anh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để nào từ các cấp chính quyền của thị xã. Rất mong UBND thị xã Kỳ Anh, chính quyền phường Kỳ Trinh kịp thời vào cuộc, quyết liệt ngăn chặn, cưỡng chế trả lại mặt bằng để tạo thuận lợi cho nhà thầu tiếp tục thi công công trình.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 26/06/2020
Thăng Long - Hà Vũ
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:33 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:33 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 05:33 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:33 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:33 23/11/2024
Some text some message..