Hàng "cháy", giá tăng

Càng về cuối năm, sức tiêu thụ các loại thủy sản càng mạnh. Điều này đã khiến giá các mặt hàng trên liên tục bị đẩy lên cao do nguồn cung bắt đầu khan hiếm...

hang tet
Càng về cuối năm, sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản càng mạnh.

Nhộn nhịp chế biến cá khô, mực khô

Hiện tại, ở các cơ sở chế biến cá khô, mực khô nhộn nhịp đến lạ. Tất cả mọi người, từ người làm công đến chủ cơ sở đều hối hả, khẩn trương chuyển cá, mực tươi từ các bến bãi về khu sơ chế để làm sạch trước khi đưa vào tẩm ướp, sấy khô. Dường như lúc này, chẳng ai có thời gian ngơi nghỉ. Lý do, càng về cuối năm, lượng hàng cá, mực khô tiêu thụ càng mạnh, nên các cơ sở chế biến cũng tăng thời lượng sản xuất. Điều này khiến nhiều lao động phấn khởi, vì như thế họ sẽ có thêm tiền để sắm Tết. Chẳng thế mà dù rét lạnh, chị Nguyễn Thị Hương ngụ ở thôn Thạch Bi, xã Phổ Khánh (Đức Phổ) vẫn có mặt ở khu sơ chế của Công ty chế biến khô mực Thanh Mai từ sớm đến tối mịt. Chị mong lượng mực rửa được nhiều hơn, tiền công vì thế cũng sẽ rủng rỉnh hơn. Bởi “một ngày “tăng ca” như thế này cũng kiếm trên 200.000 đồng, đỡ lắm em”, chị Hương cho biết.

Còn tại làng mực xã Bình Chánh (Bình Sơn) những ngày này cũng tấp nập, nhộn nhịp không kém. Trên đường, xe cộ chuyển cá, mực tươi đi lại tấp nập. Trong cơ sở chế biến, tiếng người cười nói râm ran. Bà Trần Thị Hường đang rửa mực thuê cho các cơ sở bảo: “Nghe nói mực khô, cá khô đang có giá nên chúng tôi ai cũng vui. Chứ giá thấp như hồi đầu năm, tụi tôi mất việc thì không biết lấy gì ăn Tết”. Quả thật, so với đầu năm thì hiện giờ, giá khô mực, cá đã tăng đáng kể. Từ 60.000 - 70.000 đồng/kg vọt lên 110.000 - 350.000 đồng/kg tùy loại và chất lượng. Riêng những loại khô, cá mực đặc biệt có giá đến 450.000 - 500.000 đồng/kg. Lý giải điều này, nhiều chủ cơ sở chế biến mực ở Bình Chánh bảo rằng, phần do thương lái bớt chèn ép, cò kè; phần vì cuối năm, nhu cầu mua bán khô mực, khô cá tăng mạnh nên từ tháng 10 âm lịch, giá mặt hàng này đã bắt đầu “ấm” dần.

Thủy sản tươi hút hàng

Trong khi mực khô, cá khô tất  bật chuẩn bị phục vụ Tết, thì các loại thủy sản tươi cũng không đứng ngoài cuộc vui khi mà giá các loại tôm, cá, mực cũng đang tăng từng ngày. Cụ thể, cá thu từ 120.000 - 200.000 đồng/kg tùy trọng lượng, cá bớp 120.000 - 150.000 đồng/kg, cá chuồn 50.000 - 60.000 đồng/kg, cá phèn lưới 75.000 - 80.000 đồng/kg, tôm 140.000 - 160.000 đồng/kg…

Theo các thương lái, mức giá này tăng so với các tháng trước từ 10.000 - 40.000 đồng/kg. Lý giải sự tăng giá này, bà Nguyễn Thị Hồng, một tiểu thương ở chợ Quảng Ngãi bảo rằng: “Do khan hàng”. Hóa ra, những phiên biển mùa đông không phải lúc nào cũng đầy ắp cá, mực. Lắm lúc vươn khơi, tàu thuyền đầy đá, dầu nhưng khi trở về, khoang cá lại vơi. Và để đảm bảo phí tổn, giá bán sẽ cao hơn. Âu đó cũng là chuyện thường. Tuy nhiên theo nhận định của bà Hồng thì từ giờ đến Tết, giá bán các mặt hàng thủy sản chỉ có tăng chứ không giảm. Lý do là từ tháng 10 âm lịch đến giờ, ngư dân than phiền việc đánh bắt khó khăn do thời tiết không thuận. Vì vậy nên cá, mực về chợ không nhiều, trong khi bạn hàng liên tục yêu cầu cung ứng phục vụ Tết.

Để kiểm chứng nhận định của bà Hồng, chúng tôi cũng đã tìm đến cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn). Theo những ngư dân nơi đây thì với thời tiết lạnh, lại kèm sương mù nên việc ra khơi đã khó; mà đi tìm “vựa” cá, mực càng khó hơn vì nhiều loại di cư đi "trốn” rét. Chẳng thế mà chủ tàu Trần Văn Tình buồn bã nói rằng: "Sau mưa bão, anh em ai cũng muốn ra biển săn “lộc”, kiếm tiền sắm Tết. Nhưng không ngờ ông trời hết lạnh lại đổ sương mù, cộng với việc xăng dầu tăng giá khiến ngư dân chúng tôi đã nghèo lại gặp cái eo!".

 Như vậy là so với năm trước, việc các mặt hàng thủy sản tăng giá vào những tháng cuối năm 2013 không phải hoàn toàn do nhu cầu thị trường đột biến, mà có sự tác động rất lớn từ  chi phí đánh bắt, trong đó có chuyện giá dầu diesel tăng 653 đồng/lít. Thế nên, giữa lúc ngư dân rầu vì không có nhiều cá, mực để mang về thì, các bà nội trợ cũng than thở giá cả cứ “phi nước đại”, trong đó có món tôm, cá, mực tươi mà họ thích./.
Báo Quảng Ngãi, 29/12/2013
Đăng ngày 30/12/2013
Bài, ảnh: Mỹ Hoa
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:46 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:46 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:46 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:46 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:46 15/11/2024
Some text some message..