Hàng trăm ký cá chết mỗi ngày, người nuôi cá bè thiệt hại nặng

Ngày 30-12, người dân nuôi cá bè dọc sông Đồng Nai đang hết sức hoang mang khi hàng tạ cá nuôi trong các bè tiếp tục nổi đầu, trồi lên mặt nước, ngửa bụng và chết.

cá chết trắng
Anh Hoàng Văn Dũng vớt cá chết trong vèo đem đổ bỏ - Ảnh: A Lộc

Ông Lê Văn Khiên - một người dân nuôi cá bè (đoạn qua xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa), cho biết nhà ông có tất cả 22 vèo (lồng nuôi cá bằng lưới) nuôi cá nuôi trên sông, nhiều vèo đang đến độ thu hoạch nhưng khoảng một tuần nay cá chết rất nhiều khiến ông không khỏi lo lắng.

Từ hôm 25-12 đến này cá chết nhiều, mỗi ngày ông Khiên vớt từ 100-150kg cá chết đem bỏ, thiệt hại đến giờ này tính khoảng 80 triệu đồng, đó là chưa tính thiệt hại từ những con cá bệnh, cá còm do cá không chịu ăn.

Chỉ vào đống cám chất đống ở góc nhà, ông Khiên ngán ngẩm nói “đây là đống cám lấy từ tuần trước vẫn còn dư do cá không chịu ăn. Thường thì ngày nào cũng phải lấy cám”.

Tương tự, anh Hoàng Văn Dũng - một hộ nuôi cá ở đầu làng bè - cho biết anh nuôi gần chục vèo cá kiểng. Khoảng hai tuần nay cá nổi đầu, trồi lên mặt nước và chết gần 1 tấn. Mỗi con cá có trọng lượng khoảng 600-800g, với giá cá hiện nay là 120.000 đồng/kg, anh Dũng thiệt hại trên 100 triệu đồng.

Do đâu?

Ông Trần Văn Viết cho biết thời gian gần đây trẻ con tắm ở sông thường bị ngứa, nổi sẩn trên da như mề đay. “Theo kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm của tôi là do nguồn nước ô nhiễm, cứ mỗi cuối năm là bị vậy” - ông Viết khẳng định.

Theo các hộ dân nuôi cá tại đây, nguyên nhân khiến cá chết nghi do hóa chất các nhà máy xả ra sông khiến nước bị ô nhiễm. Nước ô nhiễm này lên theo từng luồng, chừng vài tiếng lại hết rồi bị lại.

Trả lời Tuổi Trẻ vấn đề này, ông Đỗ Chí Kiên - chuyên viên Phòng Kinh tế TP Biên Hòa (phụ trách thủy sản) - cho hay Chi cục Thủy sản đã xuống lấy mẫu nước và có văn bản gửi cho Phòng Kinh tế.

Nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy vì dòng nước chảy quá yếu chứ không phải do ô nhiễm nguồn nước hoặc do hóa chất độc hại thải từ các nhà máy xuống sông.

Theo ông Kiên, vào năm 2014, làng cá bè Tân Mai cũng từng xảy ra tình trạng tương tự. Hiện phòng đã khuyến cáo các hộ dân tăng cường sục khí oxy, giảm cho ăn trong lúc đang diễn ra những đợt “triều cường đứng” nhằm giảm thiệt hại cho bà con.


Người dân phải dùng máy sục oxy liên tục để cứu cá - Ảnh: A Lộc

Làng cá bè Tân Mai có tổng cộng 247 hộ, nuôi 271 bè dọc trên sông Cái, đoạn qua các phường Tân Mai, Thống Nhất, An Bình, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa.

Sau 10 năm thực hiện Dự án di dời làng cá bè phù hợp với cảnh quan, sinh thái trên sông Đồng Nai, đầu tháng 7-2015 đã hoàn tất di dời các hộ vào đúng vị trí đã được sắp xếp theo quy hoạch trên sông Đồng Nai tại xã Hiệp Hòa.

Tuổi trẻ, 30/12/2015
Đăng ngày 31/12/2015
A. Lộc
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 02:50 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 02:50 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 02:50 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 02:50 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:50 29/11/2024
Some text some message..