Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu

Tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá ở Quảng Ngãi thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các tàu cá.

Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu
Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ nằm sát cảng Sa Kỳ (Ảnh: Thanh Niên)

Phát triển tàu đánh bắt xa bờ, công suất lớn là chủ trương mang tính chiến lược của Chính phủ, tạo cơ hội cho ngư dân vươn khơi, nâng cao thu nhập. Nghịch lý ở chỗ, tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các phương tiện tàu cá ra vào đánh bắt và bán sản phẩm.

Thực trạng này kéo dài từ nhiều năm nay ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa khắc phục được.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 5 cảng cá gồm Tịnh Hòa, Lý Sơn , Mỹ Á, Sa Kỳ và Sa Huỳnh. Những cảng cá này xây dựng đã lâu, hầu hết đều xuống cấp, chỉ đáp ứng được việc neo đậu cho các phương tiện tàu cá công suất nhỏ. Các dịch vụ hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu nên 60% tàu cá khai thác xa bờ của ngư dân tỉnh này chỉ cập cảng ở các tỉnh bạn bán sản phẩm.

Ông Ngô Văn Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, nêu thực trạng: Đội tàu khai thác thủy sản của Quảng Ngãi với tàu trên 400 CV là trên 2300 chiếc nhưng các cảng cá Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy thì cạn nên tàu không vào được..., do đó không đáp ứng được nhu cầu, khả năng tiêu thụ sản phẩm của bà con ngư dân.

Luồng lạch bị bồi lấp, dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu bán sản phẩm cũng như mua sắm nhiên liệu, ngư cụ cho mỗi chuyến ra khơi đang là thực trạng buồn ở các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi. Địa phương này có hơn 5.500 tàu đánh cá, trong đó hơn một nửa là tàu đánh bắt xa bờ nhưng số tàu cập vào các cảng cá ở Quảng Ngãi bán sản phẩm không đáng kể.

Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh trong 9 tháng qua đạt hơn 140.000 tấn nhưng sản phẩm cập cảng, bán ở Quảng Ngãi chưa tới 12 ngàn tấn, tức không đến 10% sản lượng khai thác. Hầu như các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi đều cập bến ở Đà Nẵng và những cảng cá ngoài tỉnh để bán thủy sản hay mua sắm nguyên liệu phục vụ cho phiên biển mới.

Ngư dân Phạm Anh Tín ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phàn nàn: Ở Quảng Ngãi còn thiếu thốn nhiều, thua Đà Nẵng quá xa. Ở Đà Nẵng, dịch vụ cái gì cũng có hết, còn Quảng Ngãi thì luồng lạch, dịch vụ hậu cần cái gì cũng thiếu. Vì thế, tàu đi Đà Nẵng rất nhiều.

Tỉnh Quảng Ngãi là một trong những địa phương được Chính phủ xác định ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá từ nguồn đầu tư theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Với tốc độ phát triển phương tiện tàu thuyền khai thác thủy sản khá nhanh như hiện nay thì cơ sở phục vụ hạ tầng nghề cá của tỉnh Quảng Ngãi đang trở thành rào cản trong quá trình phát triển kinh tế biển.

Ông Đặng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tháo gỡ vướng mắc này, tỉnh đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ hậu cần nghề cá theo hình thức xã hội hóa. Nhà nước chỉ đầu tư những hạng mục, những dự án mà doanh nghiệp không đầu tư vì không có hiệu quả kinh tế.

VOV
Đăng ngày 12/10/2017
Tiến Công
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 08:51 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 08:51 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 08:51 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 08:51 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:51 29/11/2024
Some text some message..