Hậu Giang: Vào vụ thu hoạch tôm trên đất lúa

Những ngày này, nông dân ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang bước vào vụ thu hoạch tôm sú trên đất lúa. Dù chỉ mới đầu vụ nhưng năng suất tôm năm nay đạt khá làm nhiều hộ nuôi tôm phấn khởi.

Tôm sú
Người dân Hậu Giang vào vụ thu hoạch tôm nuôi luân canh trên đất trồng lúa.

Lương Nghĩa là một trong những xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở huyện Long Mỹ, việc sản xuất 2 vụ lúa/năm như trước gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với khu vực ngoài đê bao có diện tích trên 222ha. Hình thức nuôi tôm sú luân canh trên đất trồng lúa từ nhiều năm nay đã giúp người dân khai thác được nguồn nước mặn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trên ruộng nuôi tôm để tăng thu nhập so với độc canh cây lúa. 2 vụ tôm năm 2017 và năm 2018 được đánh giá chưa đạt hiệu quả cao như kỳ vọng do xâm nhập mặn trễ, ảnh hưởng tiến độ thả giống, nồng độ mặn thấp và thời gian xâm nhập ngắn làm hạn chế sự tăng trưởng của tôm. Năm nay, trước diễn biến mặn xâm nhập vừa qua, người dân ước tính năng suất tôm có thể tăng hơn so với 2 vụ trước.

Giống như các hộ nuôi tôm ở ấp 6, mấy hôm nay gia đình ông Nguyễn Văn Núi bắt đầu những đợt “xổ” tôm đầu tiên. Dù diện tích mặt ruộng của gia đình rộng khoảng 2ha ở vùng ngoài đê bao nhưng những năm trước ông Núi chưa mặn mà đầu tư vào nuôi tôm. Đầu năm nay thấy dự báo nồng độ mặn ở mức khá cao nên ông mạnh dạn mua 15.000 tôm giống về thả, khi đó độ mặn đang ở mức khoảng 5-6‰. Ngay từ đầu vụ, dù chưa là thành viên hợp tác xã nhưng ông Núi tích cực tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, học hỏi những xã viên có kinh nghiệm và tự tìm hiểu thêm kỹ thuật qua mạng.

Trong quá trình nuôi, ông Núi còn chủ động bổ sung thêm thức ăn để tôm mau lớn. Sau gần 3 tháng thả nuôi, ông đã xổ 2 đợt, mỗi đợt trung bình 30kg. Với trọng lượng tôm đã đạt khoảng 50 con/kg, thương lái mua tại ruộng với mức giá khoảng 130.000 đồng/kg, ông thu về 8 triệu đồng chỉ sau 2 đợt. Tuy mức giá này chưa cao như mong đợi nhưng bù lại năng suất tôm đạt khá, theo tính toán đến cuối vụ thu hoạch sẽ vào khoảng 300kg/ha. Ông Núi cho hay: “Ngay từ bây giờ, tôi đã chuẩn bị đắp bờ làm ao mới để vụ sau thả tôm post (tôm giống) vào ương nuôi trước khoảng 20 ngày khi đạt kích cỡ mới cho lên ruộng. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì yếu tố kỹ thuật và chọn mua giống từ cơ sở có uy tín, có kiểm định của ngành chức năng sẽ quyết định đến năng suất tôm”.

Cách đó không xa, ông Nguyễn Thành Thái cũng tất bật chuẩn bị dụng cụ để xổ tôm. Lịch thu hoạch tôm theo con nước rong hàng tháng thường rơi vào những ngày rằm hoặc cuối tháng âm lịch. Ông Thái phấn khởi cho hay dù mới thu hoạch 1 lần được 18kg nhưng ông bán được giá trên 150.000 đồng/kg do mỗi ký khoảng trên dưới 40 con. Chưa hết, trước khi thu hoạch tôm ông đã bắt tép nhỏ, thủy sản khác sống trên ruộng để bán, chỉ tốn công nhưng cũng thu về hơn 1 triệu đồng. Làm 1 vụ lúa - 1 vụ tôm đã 6-7 năm nay nhưng ông Thái cũng chưa hài lòng với kinh nghiệm hiện có. Năm nay, ông còn đăng ký tham gia hợp tác xã để tiếp tục học hỏi thêm kỹ thuật, áp dụng vào các vụ nuôi sau để tăng năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Diện tích nuôi tôm sú tại xã Lương Nghĩa khoảng 87ha, phần lớn nằm ngoài đê bao. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã tôm - lúa Tân Tiến với 14 thành viên, dự kiến năm nay sẽ kết nạp thêm 6 thành viên. Ông Lâm Văn Việt, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ, thông tin từ đầu vụ nuôi tôm đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh đất trồng lúa cho bà con trong và ngoài hợp tác xã. Các hộ nuôi tôm đã cơ bản nắm được quy trình kỹ thuật nuôi, cải tạo ruộng, chọn giống đến chăm sóc, quản lý.

Thời vụ tôm sú trên địa bàn thường rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 9. Sau đó là giai đoạn rửa mặn để chuẩn bị đất cho vụ trồng lúa. Sau vụ nuôi tôm, chất thải hữu cơ còn trên ruộng sẽ giúp đất màu mỡ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân là đủ nhu cầu nên giảm chi phí sản xuất lúa. Để quản lý tốt tôm trên ruộng, nhất là vào mùa mưa, Chi cục Thủy sản tỉnh còn khuyến cáo đến các hộ đang thu hoạch tôm kiểm tra và gia cố bờ bao, cống cấp thoát nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở làm thất thoát tôm. Sau các cơn mưa lớn nên rút bớt nước tầng mặt để hạn chế hiện tượng phân tầng nước trong ruộng. Chủ động nguồn nước, lấy nước có độ mặn thích hợp vào ruộng trước và thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để có kế hoạch điều tiết nước thích hợp.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 02/07/2020
Thiên Ngọc
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:58 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:58 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:58 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:58 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:58 23/11/2024
Some text some message..