Hậu quả của tự ý chuyển hơn 1.000ha đất lúa sang nuôi cá

Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An, tại một số xã: Hưng Điền, Hưng Điền B và thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, nhiều ao ươm cá tra giống có hiện tượng nhiễm bệnh và chết với tỷ lệ cao.

Hậu quả của tự ý chuyển hơn 1.000ha đất lúa sang đào ao nuôi cá
Cá giống chết bị hiện tượng đa bội nhiễm, nguyên nhân do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn...

Các cơ quan chức năng đã có khuyến cáo không nên phát triển ồ ạt nuôi cá tra giống, vì rất dễ dẫn dến các nguy cơ khó lường, trong đó có việc mất cân đối cung cầu và phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm hộ dân tại huyện Tân Hưng tự ý chuyển hơn 1.000ha đất trồng lúa sang đào ao nuôi cá. Bên cạnh những hộ nuôi thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi vụ thì vẫn có không ít người chịu thua lỗ do đổ xô nuôi theo phong trào, chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi. Sau khi thu hoạch cá, người nuôi đều đổ nước thải trực tiếp ra các tuyến kênh.

Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An, tại một số xã: Hưng Điền, Hưng Điền B và thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, nhiều ao ươm cá tra giống có hiện tượng nhiễm bệnh và chết với tỷ lệ cao.

Khảo sát tại các ao nhiễm bệnh, cá chết từ 10-30%, có ao cá chết 100%. Theo quan sát cảm quan, cá có dấu hiệu xuất huyết, thối đuôi, phù đầu, trắng mang và gan thận mủ. Đa số các ao cá nhiễm bệnh có màu nước xanh đậm, đục và tảo phát triển nhiều. Cá tra giống bị hiện tượng đa bội nhiễm, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và môi trường,...

Theo Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện - Nguyễn Văn Nghĩa, hầu hết diện tích thả nuôi đều do người dân tự phát, nguồn nước để nuôi cá và nước thải được lấy, xả trực tiếp từ các tuyến kênh; không có ao xử lý nước thải nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Việc xả thải nước trực tiếp ra bên ngoài dẫn đến ô nhiễm môi trường; mặt khác, việc sử dụng cùng kênh cấp, thoát nước làm phát tán mầm bệnh.

Dịch bệnh phát sinh còn do người nuôi thả ươm cá bột với mật độ dày (1.000 con/m2) và con giống chưa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên dễ nhiễm bệnh. Đa số người nuôi chưa nắm bắt kỹ thuật ươm, nhất là phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Theo thống kê, hiện có 80% diện tích ao nuôi ở Tân Hưng bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ dịch bệnh hiện ngày càng tăng bởi theo phản ánh, khoảng 1 tuần qua, người dân sống tại ấp Gò Chuối, xã Hưng Điền bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối bốc ra từ các bao cá chết bị đổ xuống cặp tuyến lộ kênh rạnh. Theo anh Vũ, người dân địa phương cho biết, nhiều ngày nay, cá chết do nhiễm bệnh, người dân không xử lý, chôn cất mà tự ý đổ xuống khu vực này.


Cá chết đổ ngay bên bờ kênh thoát nước dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày 11/08/2018
Theo Báo Long An
Dịch bệnh

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:58 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 12:58 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:58 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 12:58 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 12:58 21/01/2025
Some text some message..