​Hãy để cá làm thanh tra môi trường!

Đọc dòng tít này hẳn bạn đọc sẽ thắc mắc mà bảo rằng con người làm thanh tra còn chẳng xong, lại đi bắt loài… cá?

ca lam sach nuoc
(Ảnh minh họa)

Vâng, loài cá thì không thể có suy nghĩ, mưu mẹo tính toán như con người. Nhưng loài cá lại có một ưu điểm là không biết ăn hối lộ, không biết làm sai, không biết dung túng cho những kẻ đang làm ô nhiễm môi trường.

Một báo cáo mới nhất thống kê con số lên tới 60% các cơ sở công nghiệp ở Việt Nam đều có vấn đề trong công tác xử lý nước thải.

Vậy tại sao lại đến 60%? Khi mà mỗi một khu công nghiệp đều rất to, hệ thống xử lý nước thải lù lù ra đấy, có phải cái kim sợi chỉ đâu mà họ vẫn ngang nhiên xả thải ra, hoặc xử lý cắt công đoạn ra môi trường? Để gây nên tình trạng này, đó là tội của các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường, mà đặc biệt là đội ngũ thanh tra môi trường.

Họ biết hết tất cả đấy, nhưng họ không làm gì cả, hoặc họ làm cho qua quýt. Tất nhiên họ sẽ có được doanh nghiệp “trả giá” xứng đáng cho cái gọi là sự qua quýt đấy. Chỉ có môi trường chết và dân chết thôi!

Vậy có cách nào để ngăn chặn và làm giảm đến mức thấp nhất các doanh nghiệp xả chất độc hại ra môi trường?

Chúng tôi xin hiến kế thế này: tốt nhất là dùng loài cá.

Đơn giản thôi, một khu xử lý nước thải sau khi xử lý xong sẽ đổ nước đấy vào một cái hồ, và trong hồ thả bèo nuôi cá. Nếu cá chết thì nước xả thải không đạt yêu cầu, còn nếu cá vẫn tung tăng bơi lội thì nước đạt yêu cầu vệ sinh. Chẳng cần phải thanh tra gì cả, chẳng cần phải hệ thống giám sát lớn bé làm gì. Chỉ cần nhìn vào cá có ngoi lên không là xong.

Nhưng lại có một câu hỏi, với các hệ thống xả thải mà mỗi ngày xả hàng trăm ngàn mét khối lớn như Formosa thì xử lý thế nào? Cũng lại rất đơn giản, làm một hồ điều hòa nhỏ, và trích một phần hệ thống nước thải đổ vào đấy. Thế là xong.

Thật ra, cách làm này cũng chẳng có gì mới, mà ở nhiều quốc gia đã thực hiện và ngay ở Việt Nam đã có doanh nghiệp làm như vậy.

Ở Peru chẳng hạn, trong rừng rậm Amazon có một mỏ dầu, chất thải hữu cơ được thổi vào lòng đất ở độ sâu 2.000m, còn nước thải sẽ được xử lý, sau đó đổ vào một cái hồ và ở trong đấy nuôi cá, rồi nước từ hồ này khi đầy sẽ tự động chảy ra rừng. Cá chết, bèo úa thì nước thải đó không đảm bảo yêu cầu. Rất đơn giản vậy thôi.

Nhiều năm nay, chúng ta cứ đặt nặng mục tiêu mở rộng khu công nghiệp, kêu gọi đầu tư mà quên đi việc bảo vệ môi trường, nên bây giờ mới thấy cái giá phải trả quá đắt. Nếu như cứ để 60% cơ sở công nghiệp xả thải ra môi trường, không qua xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình thì chẳng mấy chốc người Việt sẽ chết vì đủ loại bệnh và tất nhiên môi trường cũng sẽ chết.

Đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải đúng là có tốn kém, nhưng nếu không làm như vậy cái họa lâu dài sẽ vô cùng khôn lường.

Petrotimes, 11/07/2016
Đăng ngày 12/07/2016
Như Thổ
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:49 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:49 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:49 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:49 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:49 14/01/2025
Some text some message..