Hiệp hội Tôm Bình Thuận chú trọng liên kết sản xuất giống

Ngày 1/8/2023, Hiệp hội Tôm Bình Thuận tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2023 - 2028) bầu ông Nguyễn Hoàng Anh tiếp tục làm Chủ tịch và ông trao đổi với báo chí cho biết nhiệm kỳ mới chú trọng liên kết sản xuất tôm giống có chất lượng.

Tôm giống
Tôm giống là vấn đề lo lắng nhất của nhiều người nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Bởi lẽ, tôm giống là vấn đề lo lắng nhất của người nuôi. Thời gian qua vẫn còn tôm giống kém chất lượng trên thị trường. Có nhiều nguyên nhân như công tác quản lý chất lượng tôm giống còn nhiều bất cập, gian lận thương mại trong sản xuất và kinh doanh, nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu không ổn định, thiếu tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng tôm giống, nên đã gây ra nhiều thiệt hại.

Ông Nguyễn Hoàng Anh giới thiệu, trong bối cảnh nhiều khó khăn, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã có một số doanh nghiệp hội viên mạnh dạn đầu tư, đổi mới và sáng tạo trở thành những đơn vị cung ứng tôm giống có chất lượng. Điển hình như Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung có 11 khu sản xuất tôm giống theo công nghệ Mỹ, năng suất mỗi năm hơn 15 tỷ post.

“Điển hình là Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất tôm giống thẻ chân trắng công nghệ cao (X8) được cách ly hoàn toàn bởi cánh đồng muối trắng để bảo đảm an toàn sinh học, ứng dụng phương pháp nuôi trồng thủy sản tiên tiến trên thế giới. Nam Miền Trung đã đầu tư các khu phức hợp sản xuất công nghệ cao, trung tâm xét nghiệm, trung tâm lưu giữ và nuôi cấy tảo gốc hiện đại, tôm bố mẹ được nhập khẩu từ các đối tác hàng đầu thế giới, đầu tư đội tàu cung cấp nguồn nước biển xa bờ và đội xe vận chuyển chuyên nghiệp là 5 công đoạn trong sản xuất tôm giống thẻ chân trắng công nghệ cao của Nam Miền Trung tạo nên con tôm giống chất lượng”, ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.

Đã có những cơ sở sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng, vấn đề hiện nay của Hiệp hội theo ông Nguyễn Hoàng Anh là tổ chức hợp tác, liên kết để tạo nên vùng sản xuất tôm giống tập trung quy mô lớn. Đây cũng là đầu mối để liên kết với các vùng tiêu thụ nhằm kiểm soát chất lượng tôm giống, đưa được tôm giống có chất lượng tới ao nuôi.

Ông Lê Hữu Phước Ông Lê Hữu Phước ở tỉnh Ninh Thuận phấn khởi khi mua được 350.000 con giống tốt thả nuôi ao bạt sau 120 ngày vừa thu hoạch 11.500 kg tôm cỡ 33 con/kg

Song song, Hiệp hội hướng dẫn hội viên tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất giống tôm nước lợ. Hiệp hội cũng phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng định hướng chiến lược thúc đẩy sản xuất và tham gia dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân trong chuỗi sản xuất tôm giống. Các hoạt động liên kết, hợp tác luôn đổi mới, sáng tạo để hỗ trợ thiết thực cho các hội viên đạt hiệu quả cao trong sản xuất tôm giống, góp phần phát triển ngành tôm cả nước. 

Bên cạnh, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Hiệp hội cũng kiến nghị việc chọn tạo tôm bố mẹ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) cần nghiên cứu, chọn tạo tôm bố mẹ tăng trưởng nhanh, sạch bệnh cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống phục vụ vùng nuôi thâm canh. Tôm bố mẹ có vai trò then chốt trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ, cho nên trong nước cần tiến tới chủ động để bớt phụ thuộc nhập khẩu. 

Để sản xuất tôm giống nước lợ thành công, ngành chức năng cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình chọn tạo và sản xuất tôm giống. Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu hợp tác chuyển giao công nghệ mới trong chọn tạo giống. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với đơn vị nghiên cứu để đưa nhanh sản phẩm vào thực tế sản xuất.

Kiến nghị các cơ quan chức năng triển khai việc kiểm tra, thanh tra xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng giống tôm. Hiệp hội luôn sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tại các địa bàn trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất và chất lượng tôm giống. 

Đăng ngày 31/08/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:57 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 09:57 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 09:57 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:57 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 14/11/2024
Some text some message..