Hiệu quả mô hình ương nuôi cá giống ở Yên Đồng

Với thế mạnh của xã đồng chiêm trũng là phát triển nuôi trồng thủy sản, những năm qua, xã Yên Đồng (Yên Mô) đã tập trung đi theo hướng này. Đầu năm 2017, xã đã thành lập Tổ hợp tác dịch vụ thủy sản ương nuôi cá giống trong ao, hồ nhỏ, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hiệu quả mô hình ương nuôi cá giống ở Yên Đồng
Mô hình ương nuôi cá giống của gia đình ông Lại Thanh Tuấn, xóm Dân Mới, xã Yên Đồng.

Trên diện tích 7 sào cấy lúa kém hiệu quả, ông Phạm Như Bồn, ở xóm Thái Bình, xã Yên Đồng đã quyết định chuyển đổi sang đầu tư đào ao ương nuôi cá giống. Ông Bồn cho biết: Gia đình tôi tham gia mô hình nuôi thủy sản từ nhiều năm nay, chủ yếu là nuôi cá thương phẩm có giá trị cao như trắm đen. Khi tham gia Tổ hợp tác dịch vụ thủy sản, chuyển sang nuôi cá giống, ông Bồn nhận thấy nhàn hơn nuôi cá thương phẩm bởi dịch bệnh ít, thức ăn cho cá cũng đơn giản như cỏ, bèo tấm và thức ăn tinh có thể chế biến tại nhà. Chỉ cần nắm kỹ thuật quá trình ương nuôi, đảm bảo tỷ lệ sống cao là có thể thu lại gấp cả chục lần vốn bỏ ra. Bình quân 1 năm việc ương nuôi cá giống cho xuất bán 4 lần.

Gia đình ông Lại Thanh Tuấn, xóm Dân Mới cũng có 3 sào ao mặt nước ương nuôi cá giống loại chép và cá trắm, chuẩn bị ông cho xuất bán lứa cá giống đầu tiên. Ông Tuấn chia sẻ: Được Hội Nông dân xã tuyên truyền về hiệu quả công tác ương nuôi cá giống ngay ở cả trên diện tích ao nhỏ tại hộ gia đình nên tôi đã quyết định đầu tư cải tạo ao nuôi từ cá thương phẩm sang ương nuôi cá giống. Được Hội nông dân hỗ trợ trong đầu ra cho hộ nuôi nên tôi rất yên tâm đầu tư. Bên cạnh đó, vốn đầu tư ban đầu thả cá giống rất thấp, 3 sào mặt nước gia đình thả 10 kg cá giống (1,2 triệu đồng), tính trung bình mỗi lần thu cá xuất bán gia đình thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

Đồng chí Phạm Thúc Kinh, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Tổ trưởng tổ hợp tác thủy sản xã Yên Đồng cho biết: Xã Yên Đồng có diện tích mặt nước nuôi thủy sản lớn với trên 500 ha. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp xã giai đoạn 2016-2020, trong lĩnh vực thủy sản, xã xác định tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động thủy sản, đảm bảo duy trì và phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản xuất, đồng thời khai thác hiệu quả, hợp lý và bền vững tiềm năng đất đai, mặt nước. Xã đã tận dụng diện tích 266,4 ha mặt nước hồ Đồng Thái để giao khoán tận thu thủy sản; duy trì và phát huy 75 ha ao hiện có ở các hộ gia đình; phát huy và nâng cao sản lượng thủy sản ở 221,7 ha chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa. 

Từng bước chuyển dịch hình thức chăn nuôi từ chăn nuôi mang tính tận dụng sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Tập trung phát triển các sản phẩm thủy sản có ưu thế cạnh tranh cao, trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Với nhu cầu giống cao, trong khi trên địa bàn xã các hộ nuôi cá chủ yếu mua giống cá trôi nổi trên thị trường, giống cá không rõ nguồn gốc; đối với cá thịt chủ yếu bán cho một số người buôn nhỏ lẻ, cá bán tập trung ở giai đoạn giáp Tết Nguyên đán nên giá cả không ổn định, người nuôi thủy sản rất bấp bênh cả đầu vào và đầu ra sản phẩm. Từ nhu cầu và thực trạng phát triển thủy sản tại xã, nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, Hội Nông dân xã đã tham mưu UBND xã thành lập Tổ hợp tác thủy sản xã Yên Đồng với 52 thành viên, trong đó đã có 15 thành viên phát triển mô hình ương nuôi cá giống (2,02ha), các hộ khác đang dần chuyển đổi từ nuôi cá thịt thương phẩm sang nuôi ương cá giống.

Để nâng cao chất lượng ương nuôi cho các hộ nuôi, Tổ hợp tác đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tư vấn, xử lý cá bị bệnh cho hộ thành viên, chịu trách nhiệm cung ứng các loại thuốc phòng, chữa bệnh cho cá khi các hộ dân có nhu cầu; chịu trách nhiệm về việc tìm thị trường và hợp đồng tiêu thụ cá đối với các hộ ương cá đã đủ điều kiện xuất bán. Hiện nay, Tổ đã ký liên kết với Trung tâm giống thủy sản tỉnh để ương giống cá vệ tinh chủ yếu là cá trắm, chép F1, đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc để cung cấp cho các hộ nuôi cá thịt thương phẩm.

Mỗi năm, Tổ hợp tác tổ chức 4 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ thành viên; phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện xây dựng mô hình hỗ trợ 60 triệu đồng tiền cám công nghiệp ương cá; hỗ trợ lưới lọc cá rô phi, trứng cá rô phi để lấy nước vào ương cá; cho vay 10 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng để thực hiện cải tạo ao, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.

Đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: Trong hơn 1 năm triển khai mô hình ương nuôi cá giống, Tổ hợp tác đã lấy 1 ao cho thu hoạch để đánh giá năng suất, qua đó cho thấy hiệu quả ương cá giống từ các ao nhỏ hộ gia đình cũng cho thu nhập rất cao, bình quân mỗi sào mặt nước cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm. Đồng thời thị trường cá giống có đầu ra ổn định, việc chăm sóc cũng không quá khó khăn như nuôi cá thịt theo cách truyền thống. Thời gian tới, Tổ hợp tác tiếp tục vận động hộ thành viên mở rộng diện tích ao ương cá cũng như các hộ ương cá giống nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, hoàn thành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của xã trong lĩnh vực thủy sản.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 28/06/2018
Tiến Minh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:02 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:02 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:02 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:02 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:02 15/11/2024
Some text some message..