Hiệu quả nhờ mô hình nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn

Với mô hình nuôi tôm thâm canh truyền thống mặc dù cho hiệu quả kinh tế tương đối cao nhưng lại có tính rủi ro lớn. Bởi vì do yếu tố thời tiết và khí hậu diễn biến bất thường, nên tôm nuôi thường hay mắc dịch bệnh. Do đó một số doanh nghiệp và người nuôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi công nghệ cao theo hướng công nghiệp. Qua đánh giá chung thì mô hình này đã và đang cho hiệu quả kinh tế rõ nét, mở ra hướng đi mới cho kinh tế thủy sản của Quảng Yên.

Hiệu quả nhờ mô hình nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn
Nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn ở Công ty CP Thực phẩm Bim tại khu Động Linh, phường Minh Thành

Một trong những cơ sở đầu tiên trên địa bàn TX Quảng Yên triển khai mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn là Công ty CP Thực phẩm Bim tại khu Động Linh, phường Minh Thành.

Trao đổi về mô hình của doanh nghiệp, anh Lê Quang Tùng, cán bộ kỹ thuật của Công ty, cho biết: Chúng tôi tổ chức mô hình nuôi tôm tại khu vực này từ năm 2001 với diện tích nuôi thâm canh 251ha. Mặc dù mô hình này cho hiệu quả kinh tế tương đối cao nhưng lại có tính rủi ro cao. Bởi vì do yếu tố thời tiết và khí hậu diễn biến bất thường, nên tôm nuôi thường hay mắc dịch bệnh. Chính vì vậy, từ năm 2014, lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo tiến hành nuôi thí điểm mô hình công nghệ cao trên diện tích 30ha. Ngay vụ đầu thí điểm, mô hình đã mang lại hiệu quả rõ nét với năng suất khoảng 20 tấn/ha. Đến nay, diện tích nuôi tôm công nghệ cao của doanh nghiệp ở cơ sở này đã được doanh nghiệp duy trì thường xuyên gần 80ha với sản lượng không ngừng tăng lên sau mỗi năm. Nếu như năm 2016, tổng sản lượng tôm thương phẩm của cơ sở đạt 1.400 tấn thì năm 2017 đã tăng lên 2.000 tấn. Dự kiến, năm 2018 sẽ cho sản lượng 2.400 tấn.

Cùng với mô hình của Công ty CP Thực phẩm Bim, hiện nay, trên địa bàn TX Quảng Yên đã có một số hộ mạnh dạn đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Nhờ đó đã làm cho năng suất nuôi tôm thâm canh trung bình của địa phương trong năm 2017 đạt 6,8 tấn/ha (tăng 1,7 tấn/ha so với với năm 2016). Tuy nhiên, đây là mô hình mới lại đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn. Hiện nay, để đầu tư được 1ha nuôi tôm theo mô hình này phải bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để làm hệ thống mái che. Việc đầu tư mái che là yêu cầu bắt buộc để triển khai mô hình này nhằm hạn chế những điều kiện bất lợi của thời tiết như: Nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông, mưa kéo dài vào mùa hè…

Việc thiết kế ao nuôi cũng phải thay đổi. Nếu như trước kia, diện tích mỗi ao bình quân 5.000 m2 thì với mô hình này chỉ được áp dụng với diện tích từ 1.500 – 2.000 m2/ao. Các chỉ số nhiệt độ, môi trường nước cũng đòi hỏi rất nghiêm ngặt đối với nuôi tôm công nghệ cao. Về nhiệt độ phải đảm bảo ổn định từ 25-31 độ C; về nguồn nước phải đảm bảo độ PH từ 76-82%, kiềm từ 100 -130mg/l; độ mặt từ 15-25mg/1.000l và mật độ thả từ 350-400 con/ m2..

Về kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao được áp dụng theo 3 giai đoạn chuyển ao. Tức 1 tháng đầu tiên ương nuôi ở hệ thống bể trong nhà có mái che, mật độ nuôi cao, với điều kiện chăm sóc đặc biệt. Sau 1 tháng, tôm nuôi được chuyển ra hệ thống bể lớn hơn, với mật độ thưa hơn, và được nuôi ở hệ thống bể với thời gian 1 tháng tiếp theo.  Giai đoạn sau cùng là chuyển ra hệ thống ao nuôi ngoài trời không có mái che, được nuôi với thời gian 1 tháng thì thu hoạch. Trong suốt thời gian nuôi chủ yếu sử dụng các chế phẩm vi sinh để quản lý môi trường. Ưu điểm nổi trội của công nghệ này là giúp tôm lớn nhanh, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và mầm bệnh phát triển, chất lượng sản phẩm tôm thương phẩm được nâng lên.


Cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Thực phẩm Bim kiểm tra con giống nuôi ở giai đoạn 1.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư lớn nên để phát triển được nghề nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao thì TX Quảng Yên cần phải đánh giá toàn diện, xây dựng quy hoạch tổng thể và có cơ chế khuyến khích phù hợp để các tổ chức, cá nhân yêu tâm mở rộng diện tích nuôi, thả.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 12/04/2018
Quang Minh
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:38 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:38 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:38 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:38 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:38 26/04/2024