Hiệu quả nuôi tôm sú theo công nghệ Biofloc

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn tổ chức mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc, bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Hiệu quả nuôi tôm theo công nghệ Biofloc
Nhiều hộ bắt đầu thu hoạch và cho năng suất khá cao.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc được triển khai thực hiện với 6 bể ương tại 6 hộ dân trên địa bàn 2 xã: Đất Mới và Hiệp Tùng, mỗi xã 3 bể. Thực hiện theo mô hình này, những bể ương được đặt trên mặt đất, thiết kế khung sắt bao quanh, bên trong lót bạc. Mỗi bể ương có diện tích là 100 m2, thả 100 ngàn con sú giống, mật độ ương 1 ngàn con/m2. Trong quá trình ương, các hộ được ngành chức năng hướng dẫn lý thuyết và hỗ trợ kỹ thuật.

nuôi tôm, nuôi tôm sú, nuôi tôm 2 giai đoạn, công nghệ biofloc, nuôi tôm Cà Mau

Ông Nguyễn Minh Đỡ, ấp Hiệp Tùng, xã Hiệp Tùng, là một trong những hộ được chọn nuôi thí điểm theo mô hình này, chia sẻ: “Trước đây mình dèo theo truyền thống là dùng lưới mành, hoặc ở trong ao, khi cho ra vuông không xác định được còn bao nhiêu. Thực hiện mô hình này, tôm ương trên bể, áp dụng theo quy trình vi sinh Biofloc thấy rất hiệu quả, tỷ lệ đạt từ 85-90%”.

Theo quy trình, trong vòng 12-20 ngày, người nuôi sẽ chuyển tôm ra vuông tôm và tiếp tục quản lý về nguồn nước, có bổ sung thức ăn. Nhờ thực hiện đúng các quy trình, sau khoảng từ 3-4 tháng thả nuôi, nhiều hộ bắt đầu thu hoạch tỉa. 

Ông Phan Văn Vũ, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, cho biết: “Bước đầu dèo 20 ngày, kích cỡ tôm đạt từ 2-3 cm thì đưa ra vuông. Trước khi đem ra vuông, tôi xử lý men vi sinh xuống vuông rồi thuốc cá trước đó 3 ngày. Con nước này đang thu hoạch, kích cỡ tôm khoảng 32-34 con/kg, bán được khoảng 150 ngàn đồng/kg. Đối với tôi, mô hình này có hiệu quả cao”.

Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Năm Căn Nguyễn Nghi Lễ đánh giá: “Hiện nay, các hộ đã thả nuôi giai đoạn hai từ 2-4 tháng và đang thu hoạch tỉa, trọng lượng đạt từ 25-35 con/kg, ước năng suất đạt hơn 400 kg/ha. Từ kết quả này, Trạm Khuyến nông huyện Năm Căn tham mưu với UBND huyện Năm Căn, Phòng NN&PTNT huyện tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình này”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 25/03/2019
Thành Vũ
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:14 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:14 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:14 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:14 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:14 16/04/2024