Hiệu quả từ hệ thống đê biển Ba Tri

Năm 2012, hệ thống đê biển Ba Tri đã hoàn thành giai đoạn I, gồm đê biển dài 31,58km với 11 cống - bắt đầu từ xã Tân Xuân đến An Hòa Tây (đi qua địa bàn 6 xã), có các cống: Giồng Trơn, Rạch Trại, Rạch Cua, Rạch Muối, Rạch Nò, Rạch Già, Mương Đào, Ông Châu, Đường Xuồng, Xẻo Lá, Xẻo Rạo (tổng giá trị gần 150 tỷ đồng).

Cống Giồng Trôm
Cống Giồng Trôm và đê biển trên địa phận ấp 5, xã Bảo Thạnh.

Việc đưa vào sử dụng hệ thống đê biển này không chỉ có ý nghĩa, trong công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng ven biển…

Theo ông Hồ Văn Thương - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thì đây là công trình thủy lợi lớn trên địa bàn, ngoài ý nghĩa phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và diêm nghiệp của bà con, nó còn có chức năng quan trọng trong công tác phòng, chống triều cường khi nước biển dâng và tìm kiếm cứu nạn, tránh trú bão cho các phương tiện tàu thuyền của ngư dân. Riêng phần đê, hiện đã hoàn chỉnh, có tổng chiều dài 31,58km, cao +3,5m, rộng 5m khá kiên cố. Hệ thống đê cũng trở thành trục giao thông rất quan trọng phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nông thủy sản của bà con, có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng vùng biên giới biển. Từ khi đưa vào sử dụng, hệ thống đê biển đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và diêm nghiệp của bà con. Các xã: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây, Tân Xuân… nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, người dân chủ động được nguồn nước để trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, bà con diêm nghiệp cũng canh tác muối trúng mùa hơn. Đặc biệt, hai xã Bảo Thạnh và Bảo Thuận trong hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp tăng rất nhanh.

Ông Phạm Văn Rành, 54 tuổi, ngụ ở ấp 5 - xã Bảo Thạnh, cho biết khi chưa xây dựng hệ thống đê biển này, cứ tháng 9, tháng 10 (âm lịch) triều cường dâng lên là phần lớn đất đai trong ấp chìm trong nước, ngay con lộ liên ấp trước cửa nhà, nước dâng lên đến tận đầu gối, hoa màu, vật nuôi, tôm cá gì cũng bị thiệt hại nặng. Kể từ khi có đê biển, nguồn nước rất đảm bảo, bà con chủ động lấy nước, tháo ra cũng dễ dàng. Chăn nuôi, trồng trọt gì cũng thuận lợi, cuộc sống người dân yên tâm hơn.

Ông Hồ Văn Thương cho biết thêm, để tuyến đê thật sự phát huy hiệu quả, phục vụ cho gần 7.000ha đất nông nghiệp, thì cần phải nhanh chóng thi công giai đoạn II, gồm 9 cống nữa (khoảng 200 tỷ đồng), trong đó có cống Tràn Nước phục vụ cho việc tránh trú bão.

“Công trình đê biển có chiều dài gần 10km, đi qua 6/8 ấp, đảm bảo việc ngăn mặn, trữ ngọt và chống triều cường khi nước biển dâng, phục vụ tốt hơn việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp cho gần 800ha toàn xã”.
(Ông Trịnh Hoàng Be - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh).

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 14/09/2013
Bài, ảnh: Thành Lập
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:05 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 19:05 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 19:05 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:05 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 19:05 18/12/2024
Some text some message..