Hồ dưới băng ở đảo lớn nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu vừa lần đầu phát hiện các hồ nước nằm bên dưới thềm băng ở Greenland, đảo lớn nhất thế giới.

thềm băng
Bề mặt thềm băng ở Greenland. Ảnh: Nature World News

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Polar Scott (SPRI), thuộc Đại học Cambridge, Anh, phát hiện hai hồ nước nằm bên dưới thềm băng ở Greenland, ở độ sâu 800 m.

Theo Nature World News, diện tích hai hồ dưới băng được phát hiện vào khoảng 8-10 km2, nhưng chúng có thể có kích thước lớn hơn gấp 3 lần so với hiện tại vào một số thời điểm nhất định.

Nhóm nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ giúp họ tìm hiểu phản ứng của các mảng băng ở Greenland với điều kiện thay đổi thời tiết, như các hồ dưới băng có thể ảnh hưởng như thế nào đến dòng trôi của các mảng băng và sự thay đổi mực nước biển.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hồ dưới băng có tồn tại ở Greenland và chúng có một vai trò quan trọng đối với hệ thống dẫn nước bên dưới các mảng băng. Tốc độ cũng như cách thức mà nước di chuyển bên dưới ảnh hưởng đến tốc độ băng trôi. Việc tìm hiểu kỹ hơn về những hồ nước này có thể cho phép chúng tôi dự đoán phản ứng của các mảng băng với tình trạng nóng lên của trái đất một cách chính xác hơn", Steven Palmer, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Cấu trúc của các hồ nước bên dưới thềm băng Greenland khác biệt so với các hồ tương tự được phát hiện bên dưới lớp băng Nam Cực. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, không giống như ở Nam Cực, nơi nhiệt độ bề mặt luôn duy trì dưới mức đóng băng, các hồ ở Greenland có thể được tiếp thêm nước nhờ hiện tượng tan chảy nước bề mặt qua vết nứt trên băng.

Một giả thuyết khác được đưa ra cho rằng các hồ nước trên bề mặt ở gần khu vực này có thể tiếp nước cho các hồ dưới băng, vào những tháng có nhiệt độ ấm hơn.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 400 hồ nước dưới băng ở thềm băng Nam Cực. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các hồ dưới băng được tìm thấy ở bên dưới thềm băng ở Greenland, đảo thuộc chủ quyền của Đan Mạch. Điều này có thể là do bề mặt băng ở khu vực này tương đối dốc.

VNExpress, 29/11/2013
Đăng ngày 30/11/2013
Thùy Linh
Khoa học

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 12/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 15:14 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 15:14 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 15:14 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 15:14 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 15:14 30/09/2024
Some text some message..