Hoạt động kinh doanh giống thủy sản: Đầu không xuôi, sao đuôi lọt?

Với tổng diện tích thả nuôi ước đạt 1.406 ha, sản lượng 6.638 tấn đã góp phần nâng giá trị thủy sản đạt hơn 1.000 tỷ đồng (năm 2012). Tuy nhiên hiện nay, hoạt động kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá lộn xộn…

chất lượng giống thủy sản
Không ít chủ hồ vì thiếu thông tin nên mua phải giống “dỏm”, kém chất lượng.

Toàn tỉnh hiện có 1 Trung tâm và 6 cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) các loại giống thủy sản nước ngọt, nước mặn-lợ, tập trung ở đối tượng cá và tôm thẻ chân trắng. Trong đó, sản lượng giống thủy sản nước ngọt đảm bảo 80-90% nhu cầu thả nuôi; riêng tôm thẻ chân trắng chỉ đáp ứng hơn 10%. Số còn lại phụ thuộc vào thị trường ngoại tỉnh.

Giống thủy sản: Loạn!

Với nhu cầu 1,2-1,3 tỷ con/năm, giống tôm thẻ chân trắng được xem là “miếng bánh” mà các đơn vị SXKD tìm cách sở hữu. Vì thế hiện nay, bên cạnh những thương hiệu có tên tuổi như CP, Việt Úc, Thông Thuận… thì thị trường không hiếm các loại giống “dỏm”, kém chất lượng vẫn nhởn nhơ tồn tại! Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Năm - Trưởng phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh cho rằng: “Kinh tế eo hẹp, thông tin hạn chế và thích rẻ là nguyên nhân khiến nông dân đẩy giống trôi nổi “lọt” xuống hồ”. Bởi, với giá 10-15 đồng/con (thấp hơn giống chính chủ 55-60 đồng/con) nên dù biết hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng nhưng nhiều chủ hồ, nhất là những người liên tiếp gặp vận đen với tôm vẫn lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí! Kết quả là sau khi thả nuôi, tôm có ăn mà không lớn.

Bài học này có lẽ không còn lạ với hàng trăm hộ nuôi tôm ở huyện Tư Nghĩa trong đợt dịch bệnh vi rút đốm trắng hồi tháng 4 vừa qua. Vì theo đánh giá của Chi cục Thú y, ngoài môi trường, thời tiết hay nguồn nước thì chất lượng giống được xem là nguyên nhân chính khiến 55,79 ha tôm ở đây bị nhiễm bệnh. “Phần lớn người nuôi đều sử dụng con giống trôi nổi, không có giấy kiểm dịch và text 5 bệnh của cơ quan chức năng”, ông Nguyễn Văn Năm khẳng định.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp người dân bị chính đại lý, điểm bán giống lừa theo kiểu “thương hiệu thật, chất lượng giả”. Đơn cử như mới đây, Công ty TNHH Thông Thuận (đơn vị liên kết với Trung tâm giống Thủy sản Quảng Ngãi) bị một khách hàng tên Cứ (Tư Nghĩa) phản ánh chất lượng tôm giống của đơn vị này có vấn đề. Tuy nhiên, sau khi xác minh thì cả Thông Thuận lẫn ông Cứ đều té ngửa, vì chủ cửa hàng giống không chỉ “mượn” thương hiệu Thông Thuận để bán hàng, mà còn bán “nhầm” giống tôm hạng bét với giá…70 đồng/con!

Quản lý: Lỏng lẻo

Mỗi năm, các cơ sở trong tỉnh chỉ cung ứng 100-120 triệu con tôm giống (đáp ứng hơn 10% nhu cầu), phần còn lại được các cơ sở, đại lý, cửa hàng nhập từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa rồi lưu giữ, sau đó bán cho người nuôi. Điều đáng lo ngại là một lượng lớn số tôm giống được nhập ngoại này chưa qua kiểm dịch, thiếu nguồn gốc xuất xứ…

Lý giải tình trạng “lọt sàng” này, ông Nguyễn Văn Năm cho rằng, phần lớn là do cơ chế! Bởi theo quy định, giống thủy sản lưu thông giữa các tỉnh được “miễn” kiểm dịch tại các Trạm kiểm dịch đầu mối (trừ những vùng trọng điểm). Điều này dễ khiến xảy ra tình trạng “trá hàng”-nghĩa là sau khi lô giống được cấp giấy miễn dịch, không loại trừ khả năng các cơ sở SXKD trộn vào đó hàng kém chất lượng, mang đi tiêu thụ mà không vấp phải rào cản nào từ phía các cơ quan chức năng. Trong khi đó, việc kiểm tra (vệ sinh thú y, kiểm dịch và giám sát mẫu bệnh phẩm) ở các cơ sở SXKD giống thủy sản thực hiện theo định kỳ, còn quá trình nhập-xuất hàng của đơn vị thì cơ quan quản lý cũng… chịu! 

Không những thế hiện nay, người dân thường tự đi mua giống về sử dụng mà không cần Chi cục Thú y hỗ trợ và text lại mẫu để kiểm tra dịch bệnh vì ngại mất thời gian lại… tốn phí!

Tuy nhiên, bên cạnh sự gian lận của một số điểm bán hàng và cơ sở SXKD giống thủy sản, người nuôi thiếu thận trọng thì theo nhận định của Phó Giám đốc Trung tâm giống Thủy sản Quảng Ngãi Đào Tư Hiền, vấn đề cốt lõi là ở phía các ngành chức năng. Bởi, nếu việc giám sát chất lượng giống quy củ và chặt chẽ thì hàng trôi nổi không dễ lọt như hiện nay. Và nếu công tác phân tích, xét nghiệm bệnh phẩm cũng như quan trắc môi trường được chú trọng, kịp thời phát hiện và cảnh báo những bất thường trong hồ nuôi thì chắc hẳn, nông dân không phải oằn lưng “gánh” lỗ lẫn rủi ro. 

Thông tư 26 của Bộ NN&PTNT quy định, các cơ sở SXKD giống thủy sản phải thực hiện dán nhãn giống khi lưu thông; ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình SXKD (lưu giữ tối thiểu 3 năm) và quá trình ương, dưỡng giống thủy sản (lưu giữ tối thiểu 2 năm); chất lượng con giống phải được kiểm dịch trước khi lưu thông, có hóa đơn xuất xứ và hồ sơ chứng minh nguồn gốc bố mẹ rõ ràng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/7/2013.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 04/08/2013
Bài, ảnh: N.KHÂM
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:50 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:50 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:50 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:50 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:50 16/11/2024
Some text some message..