Hội nghị Quản lý giống tôm nước lợ

Ngày 15/8/2016, tại thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị “Quản lý giống tôm nước lợ”. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, đại diện Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh, các Hiệp hội, doanh nghiệp, cùng các phóng viên báo đài đến đưa tin. Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nguyễn Ngọc Hai - Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị

hoi nghi tom nuoc lo

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có 1.750 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó 1.240 cơ sở sản xuất giống tôm sú, 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và sản xuất được 55,4 tỷ con giống. Hiện nay, các cơ sở sản xuất tôm giống chủ yếu tập trung tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đáp ứng khoảng 50% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu thả nuôi trong cả nước. Số còn lại được sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau) và các tỉnh phía Bắc như (Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh). Để đáp ứng được nhu cầu 130 tỷ con tôm giống hàng năm cần 230 nghìn tôm bố mẹ (trong đó: 200 nghìn tôm thẻ chân trắng, 30 nghìn tôm sú). Tuy nhiên, đối với nguồn tôm bố mẹ hiện nay chúng ta đang phụ thuộc chủ yếu nguồn nhập khẩu từ các nước Mỹ, Singapo, Thái Lan, Mexico. Riêng với tôm sú bố mẹ chúng ta cũng đã sản xuất được trong nước và một phần khai thác từ tự nhiên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tôm giống trên cả nước. Việc chúng ta phải phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ từ các nước khác đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm tôm. Bên cạnh đó, ngành tôm đang đối mặt với không ít những thách thức từ biến đổi khí hậu, chất lượng tôm giống, tình hình dịch bệnh, liên kết chuỗi trong sản xuất, chất lượng thuốc hóa chất và áp lực cạnh tranh trên thị trường trong xu thế hội nhập ngày càng gay gắt. Để tận dụng tối đa những cơ hội và hạn chế thách thức trong ngành tôm, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các khâu trong chuỗi sản xuất. Trong đó, nâng cao chất lượng con giống, tạo ra tôm giống sạch bệnh, kháng bệnh sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công đối với ngành tôm và đưa ngành tôm phát triển một cách bền vững.

quan ly tom

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề về: chất lượng, tiêu chuẩn tôm giống; nghiên cứu con giống giúp chủ động nguồn giống trong nước; quy trình kiểm địch chất lượng giống tôm, tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống, đảm bảo sạch bệnh; ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng bơm tạp chất vào tôm…Các đại biểu tham dự hội nghị cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia, từ đó đề ra những chiến lược hành động mang tính đột phá, xây dựng phát triển ngành công nghiệp tôm. Ngoài ra, việc Bộ Tài chính áp thuế 3% đối với sản phẩm trứng Artemia sẽ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng lớn đến khả cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đề nghị Bộ Nông nghiệp làm việc với Bộ Tài chính để áp mức thuế 0% đối với mặt hàng này.

hoi nghi quan ly giong

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị trong thời gian tới Tổng cục Thủy sản cần phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình tổng thể về phát triển tôm nước lợ tại Việt Nam; hướng tới ngành công nghiệp tôm có giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng tôm giống, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất. Rà soát lại quy trình, tổ chức sản xuất, hoàn thiện để nâng cao chất lượng tôm giống. Tập trung tối đa mọi nguồn lực KHCN vào sản xuất tôm giống, để tạo ra tôm giống mang thương hiệu Việt Nam phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của từng vùng trên cả nước. Đồng thời, đề xuất lập Ban vận động thành lập Hiệp hội Tôm Việt Nam; bổ sung tôm nước lợ vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia. Đối với các địa phương, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát chất lượng tôm giống. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm nạn bơm tạp chất và lạm dụng kháng sinh trong hoạt động sản xuất tôm. Đề xuất chính sách khuyến khích, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển nuôi tôm nước lợ.

Fistenet, 15/08/2016
Đăng ngày 16/08/2016
Văn Thọ
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 11:23 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:23 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 11:23 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 11:23 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 11:23 20/11/2024
Some text some message..