Nghề khai thác hải sản xa bờ nói chung và nghề khai thác cá ngừ nói riêng liên tục phát triển trong những năm qua; theo thống kê đến thời điểm hiện tại số lượng tàu khai thác cá ngừ là 3.040 tàu trong đó nghề câu có 2.050 tàu; nghề lưới vây có 694 tàu; nghề lưới rê có 296 tàu tập trung chủ yếu tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Ngư trường khai thác cá ngừ chủ yếu tập trung trên vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa và DKI). Khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, mở ra hướng đi mới cho hoạt dộng khai thác xa bờ. Tổng sản lượng khai thác cá ngừ lũy kế 11 tháng của năm 2015 đạt 91.356 tấn. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tính đến 15/11/2015 đạt 408 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2014, ước cả năm đạt 450 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Eu, ASEAN, Nhật Bản.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến nay, hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản xuất cá ngừ, đặc biệt việc khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay gặp nhiều khó khăn; số lượng tàu khai tác và sản lượng cá ngừ tăng nhanh, nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm cá ngừ giảm, cơ cấu sản phẩm có giá trị cao nhất là dùng ăn sashimi thấp, tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất giảm, sản xuất thua lỗ ảnh hưởng đến đời sống ngư dân, thất thoát về giá trị và nguồn lợi, ảnh hưởng uy tín và thương hiệu cá ngừ Việt Nam làm giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân được cho là do phương thức tổ chức sản xuất trong khai thác thiếu chặt chẽ, không phù hợp, tổ chức sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội chưa chặt chẽ thiếu tính liên kết. Bên cạnh đó, phương thức và tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm không phù hợp, phân tán, khó kiểm soát, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn, chất lượng sản phẩm giảm sút, sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp.
Để khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ và sản xuất cá ngư trở thành ngành sản xuất phát triển tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi, năng lực sản xuất; phù hợp với điều kiện và năng lực kinh tế trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, gắn khai thác với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai Đề án “ Thí điểm tổ chứ khai thác, thu mua chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”. Cùng với định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ quy định về một số chính sách phát triển thủy sản, Đề án được xem là bước đột phá góp phần thực hiện thành công Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản” và chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Sau 1 năm triển khai thực hiện đề án, bước đầu cơ bản đã hoàn thành chọn mô hình liên kết chuỗi và tiến hành thí điểm thực hiện tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. Tại Bình Định, Ban chỉ đạo Đề án đã tổ chức lại mô hình liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật và trang bị bộ thiết bị khai thác cá ngừ của Nhật cho 25 tàu tham gia dự án. Tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ cho cán bộ kỹ thuật. Đã thực hiện chuyến biển thử nghiệm ngư cụ, công nghệ khai thác và bảo quản của Nhật. Tại Phú Yên, đã xây dựng và triển khai mô hình chuỗi liên kết, khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ. Hoàn thiện quy trình khai thác, xử lý, sơ chế theo công nghệ tiên tiến bước đầu sản phẩm đạt chất lượng tốt. Ở Khánh Hòa, đã triển khai mô hình chuỗi giá trị cá ngư đại dương đông lạnh, tiến hành đào tạo, chuyển giao công nghệ cho ngư dân và đã tiến hành 07 chuyến biển. Nhìn chung Ban chỉ đạo đã thực hiến đúng kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án đã đề ra. Các Dự án mang mại hiệu quả tích cực, chất lượng và giá trị sản phẩm cá ngừ đã được nâng lên so với cách khai thác truyền thống.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao những nỗ lực, sáng tạo trong việc xây dựng các mô hình liên kết chuỗi của Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. So với trước khi triển khai đề án thí điểm này, hiệu quả khai thác, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, mô hình liên kết còn ít, công tác đào tạo tập huấn kỹ thuật khai thác còn thiếu, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa đạt chất lượng như mong muốn, công tác thống kê và dự báo ngư trường, trữ lượng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ngư dân. Trong thời gian tới, Ban chi đạo Đề án cần tiến hành đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết theo chuỗi ở các địa phương để nhân rộng các mô hình hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào khai thác, bảo quản sản phẩm để nâng cao chất lượng cá ngừ trên các tàu khai thác. Triển khai nghiên cứu đánh giá sản lượng, trữ lượng của nguồn lợi các loài cá ngừ đại đương. Đánh giá lại các mô hình và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong chuỗi. Ngoài ra, tăng cường nâng cấp cơ sở hậu cần nghề cá, trong đó chú trọng đầu tư các cảng cá ngừ chuyên dụng, các kho lạnh lớn ở các cảng; thúc đẩy việc xây dựng nhãn sinh thái cho cá ngừ Việt Nam. Tăng cường hợp tác với các nước mở rộng đưa ngư dân sang nước khác để khai thác, tăng cường xúc tiến thương mại đối với các thị trường có tiềm năng. Đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ cá ngừ.