Hội nghị: Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong Nuôi trồng thủy sản

Nhằm hỗ trợ người nuôi thủy sản và các công ty nâng cao hiệu quả trong quá trình nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm … Ban Quản lý dự án “ Phát Triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam” do liên minh EU tài trợ, thực hiện bởi OXFAM Việt Nam cùng Trung Tâm ICAFIS thực hiện Hội nghị: Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

Hội nghị: Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong Nuôi trồng thủy sản
Hội nghị Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong Nuôi trồng thủy sản

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghệ, Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất.

Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản tại các nước như: Isreal; Châu Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…. hỗ trợ tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như: i) giải phóng sức lao động; ii) giảm thiểu rủi ro trong sản xuất; iii) Tiết kiệm chi phí; iv) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; v) Cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường…

Trong những năm gần đây Việt Nam đã được nghiên cứu ứng dụng và thúc đẩy công nghệ 4.0 nhằm tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đóng góp trên 60% sản lượng thủy sản toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho trên 1 triệu lao động trong lĩnh vực nuôi. Nhưng ngành nuôi trồng thủy sản cũng còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như: i) Dịch bệnh; ii) Khó kiểm soát các vấn đề môi trường; iii) Biến đổi khí hậu; iv) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa tốt; v) Còn lãng phí trong quá trình nuôi….

Nhằm hỗ trợ người nuôi và các công ty nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Ban Quản lý dự án “ Phát Triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam” do liên minh EU tài trợ, thực hiện bởi OXFAM Việt Nam cùng Trung Tâm ICAFIS thực hiện “HỘI NGHỊ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM”. Với sự đồng hành của các công ty: Trúc  Anh, Kiên Hùng, Tepbac, Aquabox, Vietchem… 

Thời gian: 8:00 – 12:00 , ngày 22 tháng 11 năm 2017.

Địa điểm: Khách sạn Đông Hà Fortuneland, 141 Trần Văn Khéo,Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ

Mục đích:

- Hội Nghị là nơi chia sẽ và phân tích hiệu quả của công nghệ 4.0 trong ngành tôm.

- Nơi tiếp cận những công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cải tiến trong nuôi trồng thủy sản.

- Chia sẽ những quy trình nuôi, hiệu quả sử dụng thiết bị vật tự trong nuôi trồng thủy sản ngành tôm.

- Nơi học hỏi, tiếp cận kỹ thuật mới và chia sẽ kinh nghiệm trong ngành tôm theo hướng sản xuất bền vững.

Thành phần:

- Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của đại diện Bộ NN&PTNT; Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS), Viện nghiên cứu, các Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến Nông trong khu vực ĐBSCL, WWF tại Việt Nam.

- Diễn đàn còn có sự tham dự của hơn 300-400 đại biểu là người nuôi tôm đạt hiệu quả cao trong sản xuất tôm toàn vùng.

- Sự góp mặt của các công ty cung ứng về kỹ thuật trong áp dụng công nghệ 4.0, các công ty cung ứng vật tư thiết bị ngành tôm.

Nội Dung Hội Nghị:

Hội nghị tập trung chủ yếu vào các nội dung chính như sau:

1.      Những kỹ thuật áp dụng và hiệu quả của công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản.

2.      Những quy trình nuôi, kỹ thuật cải tiến góp phần phát triển sản xuất ngành tôm theo hướng bền vững.

3.      Chia sẽ kinh nghiệm nuôi và giải pháp nuôi an toàn hiệu quả.

4.      Giải đáp những trở ngại khó khăn về kỹ thuật, môi trường, định hướng giải pháp cũng như chính sách trong phát triển ngành tôm.

Để đăng ký và biết thêm thông tin xin liên hệ:

- Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

- Điện thoai: 0985.024.307    Email: [email protected]

Đăng ngày 03/11/2017
ICAFIS.VN
Doanh nghiệp

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 19:24 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:24 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 19:24 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 19:24 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 19:24 04/12/2024
Some text some message..