Hồi sinh Tam Giang

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

trồng cây xanh
Trồng cây xanh cải thiện và bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Dồi dào sản vật

Chúng tôi có mặt tại xã Điền Hải, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) lúc mặt trời chưa kịp ló sáng. Tại đây không khí thu gom các trộ nò sáo bắt tôm cá cùng với việc mua bán đang diễn ra xôn xao, tấp nập. Nụ cười hiện rõ trên từng khuôn mặt bà con ngư dân.

Thả một đống hỗn hợp với những tôm cá các loại xuống mặt đất, lão ngư Phan Chiến- Chủ tịch Chi hội nghề cá thôn 8 xã Điền Hải, huyện Phong Điền phấn khởi, khoe: “Cả chục năm ni, chừ  tôm cá trên phá Tam Giang nhiều như ri. Có hôm đổ nò được nhiều quá, tui băn khoăn hỏi hay là tôm cá mô trên trời rơi xuống? Mấy năm trước, mỗi ngày bòn được vài chục ngàn đã khó khăn thì nay, trung bình mỗi người dân có thể kiếm được từ 200.000-300.000 đồng, thậm chí có nhiều ngày lên đến 500.000-700.000 đồng/ngày/người”.

Đặc biệt, ngư dân khai thác thuỷ sản bằng trộ nò sáo quanh Khu BVTS Cồn Cát (xã Điền Hải) mấy ngày ni trúng đậm cá dìa - loài đặc hữu của phá Tam Giang ngỡ đã biến mất. Cá dìa ăn theo bầy đàn dày đặc nên mỗi trộ nò sáo bắt được từ 15-25kg, cá biệt có 5 trộ nò sáo bắt được từ 85-120kg cá/ngày, trọng lượng cá từ 10-15 con/kg. Thương lái đổ xô về mua với giá 120.000-140.000đ/kg, thu nhập một trộ nò sáo khai thác quanh Khu BVTS Cồn Cát từ 2-10 triệu đồng/ngày.

Ông Nguyễn Văn Cao- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển KTXH vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020”. Theo đó, nơi đây sẽ trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh và khu vực kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước. Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này bằng 90% mức bình quân chung của tỉnh. Trước mắt, tập trung đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác phòng, tránh thiên tai... Tương lai, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng biển, đầm phá để phát triển du lịch tham quan và nghỉ dưỡng.   

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam dọc theo bờ biển với chiều dài 68km, diện tích mặt nước 216km2 thuộc địa phận các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nơi đây được ví như “Bảo tàng đa dạng sinh học” lớn nhất Đông Nam Á với 938 loài/1.000 loài phát hiện đã được đặt tên. Trên đầm lầy cỏ và thảm cỏ biển đặc thù có nhiều loài chim định cư, di cư trú ngụ, trong đó 21 loài được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu.

Hiện cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 2,6%/năm phân bố dọc ven phá gắn chặt với việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Vậy mà, hai năm về trước, nghề khai thác thuỷ sản cha truyền con nối của họ phải vật lộn với bao khó khăn khi con tôm, con cá cứ ngày một ít đi.

Nguyên nhân, chính ngư dân sử dụng xung điện và chất nổ đánh bắt thủy hải sản đã tận diệt mọi sinh vật sống xung quanh. Đặc biệt, phá Tam Giang - Cầu Hai còn bị lấn chiếm bởi phong trào nuôi tôm với diện tích 3.000 ha mặt nước. Mỗi vụ tôm, đầm phá phải hứng chịu hàng triệu mét khối nước thải từ các ao hồ nuôi thả nuôi.

Song hành với việc con người huỷ diệt, Tam Giang - Cầu Hai còn là hệ đầm phá có sự phát triển và biến đổi rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau đã ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái tự nhiên trong đầm. Đặc biệt, sự bồi lấp cửa, chuyển mở đột ngột các cửa Tư Hiền, Thuận An, Hòa Duân, cửa Vinh Hải... Ngoài ra, thời tiết cực đoan do tác động từ biến đổi khi hậu gây lũ lớn, bão lốc, sóng bão lớn còn làm cho nhiều đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bị ngọt hoá và mặn hoá. 

niềm vui ngư dân
Niềm vui của ngư dân khi nhiều loài tôm cá đặc hữu của phá Tam Giang - Cầu Hai xuất hiện trở lại.

Khi người dân đồng thuận

Nhằm tìm lời giải cho bài toán làm sao quản lý ngư dân sử dụng các ngư cụ huỷ diệt, tranh giành ngư trường khai thác làm cho nguồn lợi thuỷ sản phá Tam Giang - Cầu Hai suy kiệt, trong khi cán bộ quản lý và ngân sách eo hẹp. Ngành Thủy sản đã tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết sách thành lập hệ thống các Chi hội nghề cá, đồng thời giao quyền khai thác thủy sản trên các vùng nước, để chính cộng đồng ngư dân góp sức cùng Nhà nước quản lý.

Suy cho cùng, nguồn lợi thủy sản phục vụ cộng đồng ngư dân phá Tam Giang - Cầu Hai là kế sinh nhai lâu dài của họ. Trong đó, Chi hội nghề cá là kế thừa tinh hoa kinh nghiệm truyền thống quản lý vùng đầm phá bằng các “vạn” của cha ông, đồng thời tiếp thu mô hình quản lý hiện đại thế giới như hệ thống Hiệp hội Nghề cá ven bờ Nhật Bản, Hàn Quốc...

Quá trình hình thành, phát triển các Chi hội nghề cá dựa trên việc trao đổi nghiên cứu, lấy ý kiến đồng thuận của người dân trong khu vực thành lập chi hội, chính quyền địa phương. Người dân hiểu và thấy sự cần thiết phải có tổ chức chi hội nghề cá, thì mới xây dựng kế hoạch khai thác bền vững và phương án quản lý ngư trường, nguồn lợi thủy sản hữu hiệu. Qua đó, Chi hội Nghề cá có đủ năng lực tiếp nhận quyền quản lý khai thác thủy sản trên vùng nước, phục vụ sinh kế các hội viên là ngư dân.

TS Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phân tích, đã có 60 chi hội nghề cá cơ sở được hình thành quanh khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai. Dù mới chỉ là hệ thống tiềm năng, nhưng cái được của chi hội nghề cá là gắn kết ngư dân vào các tổ chức, có cách thức khai thác, phân chia quyền lợi và khu vực khai thác dần vào quy củ, các quy định quản lý ngày càng rõ ràng, tiến bộ.

Qua đó, chất lượng môi trường nước được cải thiện đáng kể; giao thông đường thủy thông thoáng; nguồn lợi thủy sản bước đầu được khôi phục; tranh chấp xung đột giữa các nhóm lợi ích giảm thiểu; nhóm ngành nghề khai thác mang tính huỷ diệt giảm so với trước khi chưa có các tổ chức ngư dân lên tới 80%-90%; ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và nguồn lợi thủy sản được nâng cao; chính quyền địa phương đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các qui hoạch, kế hoạch sản xuất và quản lý.

Từ năm 2009, bước kế tiếp trong tiến trình quy hoạch, khoanh vùng phá Tam Giang - Cầu Hai là UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Quyết định lần lượt thành lập 6 Khu BVTS với tổng diện tích 186,7ha vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt. Các Khu BVTS với cơ chế hoạt động dựa vào cộng đồng, nhằm huy động sức dân trong việc tham gia quản lý đầm phá.

TS Nguyễn Quang Vinh Bình cho biết thêm: Các Khu BVTS được thành lập là bước ngoặt lớn của tư duy hành động, bảo tồn bằng việc làm cụ thể, thay vì cứ ôm ấp mãi các Dự án bảo tồn thủy sản, đất ngập nước to lớn, nhưng chỉ tồn tại trên bàn giấy và ở các cuộc họp. Việc mở rộng, phát triển mạng lưới các Khu BVTS trên toàn đầm phá, được triển khai theo vết dầu loang phù hợp với nguồn lực và trình độ quản lý… Các khu bảo vệ thủy sản này sẽ trở thành chính là các vùng lõi của Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Niềm vui được mùa cá dìa, các loài đặc hữu cho giá trị kinh tế cao như cá que hương, cá vược, cá me, cá liệt, tôm bạc, cá sơn, cá móm... trước đây ít đi nay xuất hiện lại dày đặc đã cho thấy một kết quả bước đầu của một hướng đi đúng, những hành động cụ thể, thiết thực của các cơ quan chức năng với việc: bảo tồn, bảo vệ dựa vào cộng đồng và phục vụ cộng đồng ngư dân trên phá Tam Giang - Cầu Hai. 

tiêu hủy ngư cụ
Tiêu huỷ  ngư cụ đánh bắt tận diệt thủy sản phá Tam Giang - Cầu Hai.

Đại Đoàn Kết, 06/09/2015
Đăng ngày 07/09/2015
Trang Hạ
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:35 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 06:35 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 06:35 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 06:35 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 06:35 27/11/2024
Some text some message..