Hội thảo Phát triển nuôi luân canh tôm sú - rong câu và Phát triển mô hình sản xuất ngao giống

Ngày 9/12/2015, tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình tổ chức Hội thảo Phát triển nuôi luân canh tôm sú - rong câu và Phát triển mô hình sản xuất ngao giống.

chủ trì hội thảo
Ban Chủ tạo Hội thảo

Tham dự hội thảo có hơn 80 đại biểu đến từ Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Hậu cần - Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống Thủy sản, chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản và bà con nông dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, và Thừa Thiên Huế.

Hội thảo tổng kết 3 năm hoạt động dự án "Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu" và sơ kết năm 2015 dự án "Xây dựng mô hình sản xuất ngao giống" tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ dưới sự chủ trì của ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Phạm Hữu Thoại - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình.

Dự án "Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu" được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt theo Quyết định số 381/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/2/2013. Sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng thành công 16 mô hình trên diện tích 32 ha mặt nước, tại 9 tỉnh có nhiều diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên tôm sú trước đây. Tại các mô hình, các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được đều vượt mức kế hoạch ban đầu: tỷ lệ sống tôm sú 62,67%; hệ số thức ăn 1,39; năng suất tôm sú đạt 2,05 tấn/ha; năng suất rong câu đạt 2,07 tấn khô/ha. Về đào tạo, dự án đã tổ chức được 16 lớp tập huấn kỹ thuật trong mô hình cho 480 học viên và 8 lớp tập huấn nhân rộng mô hình cho 241 học viên. Ngoài ra, dự án đã thực hiện cắm 36 tấm pano giới thiệu điểm trình diễn; tổ chức 17 cuộc tổng kết có 880 lượt người tham dự, 16 cuộc hội thảo đầu bờ có 800 người tham dự; phát hành 8.000 tờ gấp đến các tỉnh có triển khai dự án, thực hiện 62 tin bài về hiệu quả, giới hiệu hoạt động mô hình. Thông qua xây dựng mô hình thành công giúp cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản có thêm kiến thức, tiếp cận được khoa học kỹ thuật nuôi luân canh tôm sú - rong câu góp phần đẩy nhanh tốc độ củng cố phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, tăng thu nhập cho nông dân tại các vùng ven biển (có thể thu 70 - 200 triệu đồng/ha so với bỏ hoang ao đầm; tăng 4 - 20 triêu đồng/ha so với canh tác tôm sú 1 vụ).

tham quan nuôi luân canh
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu trong ao nước lợ năm 2015 tại hộ ông Tô Văn Tiến (xã Đồng Minh, Tiền Hải, Thái Bình)

Dự án "Phát triển mô hình sản xuất ngao giống" trong năm 2015 đã triển khai xây dựng thành công 4 mô hình. Trong đó có 2 mô hình ương từ ngao giống cấp I lên cấp II tại các tỉnh Nam Định và Nghệ An với quy mô 10.000m2 đạt 273,3 triệu con giống với tỷ lệ sống 54,66% trong khi tỷ lệ sống của các hộ ngoài mô hình chỉ đạt tối đa 30%. Hai mô hình từ sinh sản nhân tạo đến ương lên ngao giống cấp II tại Thái Bình, Thanh Hóa với quy mô 3.000kg ngao bố mẹ cho sinh sản đạt kết quả như sau:

1.Tỷ lệ thành thục:

Thái Bình

+ Tỷ lệ (%): 81,5

Thanh Hóa

+ Tỷ lệ (%): 82,5

2. Tỷ lệ thụ tinh

Thái Bình

+ Số lượng: 820,0 triệu trứng

+ Tỷ lệ (%): 93,0

Thanh Hóa

+ Số lượng: 803 triệu trứng

+ Tỷ lệ (%): 93,5

3. Tỷ lệ nở

Thái Bình

+ Số lượng: 762,5 triệu trứng

+ Tỷ lệ (%): 90,0

Thanh Hóa

+ Số lượng: 735 triệu trứng

+ Tỷ lệ (%): 91,5

4. Ngao giống Cấp I

Thái Bình

+ Số lượng: 286,1 triệu con

+ Tỷ lệ (%): 37,5

Thanh Hóa

+ Số lượng: 267 triệu con

+ Tỷ lệ (%): 36,5

5. Ngao giống Cấp II

Thái Bình

+ Số lượng: 143,0 triệu con

+ Tỷ lệ (%): 50,0

Thanh Hóa

+ Số lượng: 135 triệu con

+ Tỷ lệ (%): 50,5

Dự án đã tác động tích cực đến môi trường, xã hội và người dân: tại Hải Phòng dự án triển khai từ năm 2014, đến nay đã nhân rộng được 5 hộ ngoài dự án với diện tích 5 ha, tại Thái Bình đã nhân rộng 15 ha. Thông qua dự án đã tạo được nguồn con giống tại chỗ góp phần đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi, hạn chế nhập giống từ miền Nam và các tỉnh lân cận; Nâng cao được hiệu quả sản xuất ngao giống cho người sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông ngư dân; Tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: đối với mô hình ương trực tiếp từ ngao giống cấp I lên cấp II lợi nhuận đạt từ 500 triệu/mô hình; mô hình từ sinh sản nhân tạo đến ương ngao giống cấp II đạt 600 triệu/mô hình, tăng so với ngoài mô hình 20 - 30%; Đa dạng cơ cấu thành phần giống loài thuỷ sản của địa phương; Giúp nông ngư dân tiếp cận các kiến thức mới và khoa học công nghệ tiến bộ trong thời kỳ hội nhập.

Thời gian gần đây, tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn khi thời tiết thay đổi liên tục, thị trường biến động theo hướng bất lợi cho người sản xuất. Trong bối cảnh đó, các kết quả đạt vượt mức kế hoạch của 2 dự án đã phản ánh sự chỉ đạo đúng đắn, chặt chẽ của đơn vị chủ trì, đơn vị thực hiện và sự nỗ lực của chủ nhiệm dự án cũng như các cá nhân tham gia trực tiếp trong mô hình. Tất cả các khâu trong quá trình triển khai đều được hướng dẫn cụ thể: chọn điểm theo quy hoạch, chọn hộ minh bạch, hỗ trợ con giống vật tư đúng quy định đạt tiêu chuẩn chất lượng, bám sát tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuyên truyền hướng dẫn chi tiết đến bà con... Chính những điều này đã khiến người nông dân tin tưởng để thực hiện mô hình đạt kết quả cao.

buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, TS. Nguyễn Huy Điền đánh giá cao các kết quả mà 2 dự án đạt được và những tác động tích cực đến môi trường, xã hội và người nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với dự án "Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu" là một hướng đi đúng đắn góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, phù hợp với định hướng phát triển tôm sú trong các hình thức luân, xen canh, bán thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay; làm giảm thiểu rủi ro, bảo toàn vốn và tăng hiệu quả sản xuất cho người nuôi tôm sú. Sau khi kết thúc dự án, cần tổng hợp và kết hợp với các chuyên gia để ban hành quy trình kỹ thuật phù hợp làm căn cứ phát triển rộng cho người nuôi.

Khuyến Nông VN, 14/12/2015
Đăng ngày 18/12/2015
Quang Hạnh
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 08:48 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:48 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 08:48 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 08:48 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 08:48 17/02/2025
Some text some message..