Hơn 200 DN được xuất khẩu thủy sản vào Argentina

203 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Argentina, nhưng vẫn cần lưu ý khắc phục các sai lỗi về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

thủy sản argnetina
Thị trường Argentina đã rộng mở đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

 Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cơ quan Vệ sinh và Chất lượng nông sản quốc gia Argentina (SENASA) đã chính thức công nhận 203 cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Argentina.

Danh sách này được đăng tải trên website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Danh sách nêu trên có hiệu lực từ ngày 13/5/2013.

Để tránh các vướng mắc trong việc xuất khẩu thủy sản vào thị trường Argentina, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản trong Danh sách xuất khẩu vào Argentina đăng ký kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Argentina với các Trung tâm vùng thuộc Cục.

Các đơn vị này cũng phải liên hệ với nhà nhập khẩu để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan của Argentina khi xuất khẩu vào thị trường này.

“Các đơn vị nên tham khảo một số khuyến cáo của Đoàn thanh tra Argentina trong chuyến thanh tra tháng 8/2012 và khắc phục các sai lỗi về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (nếu có), nhằm đáp ứng yêu cầu của Argentina”, bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nói.

MỘT SỐ SAI LỖI CHÍNH DO ĐOÀN ARGENTINA KHUYẾN CÁO TRONG CHUYẾN THANH TRA THÁNG 8/2012

1. Cơ sở vật chất của các cơ sở chế biến:

- Khu vực bên ngoài của một số cơ sở chế biến không có sự tách biệt với khu vực sản xuất, điều kiện vệ sinh không đảm bảo (khu vực xử lý phụ phẩm cá).

- Việc kiểm soát động vật gây hại chỉ chủ yếu được thực hiện trong phạm vi khu vực sản xuất, các khu vực khác chưa được kiểm soát hiệu quả.

2. Lối vào công nhân:

- Công nhân phải đi chân đất lội qua bồn nước rửa tại cửa ra vào các phân xưởng và đi vào hành lang để tới phòng thay bảo hộ lao động.

- Công nhân chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

3. Khu vực chế biến:

- Kho lạnh còn nhiều tuyết bám, sắp xếp chưa gọn gàng còn có sản phẩm chưa bao gói tiếp xúc trực tiếp với hộp carton.

- Da cá và các sản phẩm chưa bao gói để lẫn với các thành phẩm trong kho.

- Ngưng tụ nước tại khu vực cấp đông.

- Nước thải (rửa bán thành phẩm khu sửa cá) chảy tràn nhiều trên nền.

- Khu vực fillet cá: tần suất/hiệu quả vệ sinh dụng cụ chưa đạt yêu cầu (bàn chế biến và dụng cụ chế biến chưa được vệ sinh sạch).

- Bồn ngâm dụng cụ (nồng độ Chlorine cao) để gần bồn chứa nước đá vảy nên có khả năng lây nhiễm.

- Khu vực phối trộn phụ gia chưa được quy định phù hợp trong chương trình quản lý chất lượng.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 23/05/2013
Nguyên Đức
Chế biến

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 11:30 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 11:30 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 11:30 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 11:30 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 11:30 17/05/2024