Hơn 50% tôm giống kém chất lượng tuồn vào Bạc Liêu tiêu thụ

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện có hơn 50% tôm giống kém chất lượng từ các tỉnh miền Trung tuồn vào Bạc Liêu tiêu thụ.

Tăng cường quản lý chất lượng tôm giống
Kiểm tra tôm giống. Ảnh: Internet

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y và chăn nuôi (TY&CN) tỉnh, cho biết: “Qua tuần tra, kiểm soát của đoàn kiểm tra liên ngành trong 7 ngày (vào tháng 3/2018) đã phát hiện, xử lý 9 trường hợp vận chuyển tôm giống nhập tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đoàn đã lập biên bản xử phạt với số tiền 7 triệu đồng và buộc lấy mẫu kiểm nghiệm. Nếu phát hiện tôm giống nhiễm bệnh thì buộc phải tiêu hủy. Qua đó cho thấy việc buôn bán tôm giống kém chất lượng, chưa qua kiểm dịch vẫn còn diễn ra phức tạp”.

Người nuôi tôm thường gọi tôm giống chưa qua kiểm dịch là tôm “trôi nổi”. Thế nhưng loại tôm giống này vẫn có nhiều người nuôi tôm với diện tích nhỏ mua để thả nuôi. Hệ quả là tôm nuôi chậm lớn, không đạt đầu con, hoặc thường xuyên bị chết hàng loạt. Còn đối với các hợp tác xã nuôi tôm hay những hộ nuôi tôm với diện tích lớn thì thường mua tôm giống ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, chất lượng; tôm giống được kiểm dịch, xét nghiệm dịch bệnh.

Theo Chi cục TY&CN tỉnh, tình hình dịch bệnh trên tôm (tôm sú, thẻ chân trắng) còn xảy ra phức tạp. Từ đầu năm đến nay, bà con đã thả nuôi tôm theo mô hình thâm canh, bán thâm canh với diện tích 1.139ha (trong đó tôm sú 484ha, tôm thẻ chân trắng 655ha), tăng 217ha so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, diện tích tôm thiệt hại tính đến ngày 14/3/2018 là 264ha (trong đó tôm sú 140ha, tôm thẻ chân trắng 124ha). Tôm thiệt hại chủ yếu là do ảnh hưởng môi trường, hoại tử gan tụy, một số ít bị bệnh đốm trắng và chưa rõ nguyên nhân. Điều đáng lưu ý là trong tháng 3/2018, qua lấy mẫu xét nghiệm đã có 73/266 mẫu tôm giống nhiễm còi (MBV), 9/143 mẫu nhiễm đầu vàng (YHV), 9/22 mẫu nhiễm vi bào tử trùng, 7/24 mẫu nước nhiễm vi khuẩn V. Parahaemolyticus.

Để hạn chế những thiệt hại do tôm giống kém chất lượng gây ra, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, người nuôi tôm phải cẩn thận trong việc chọn mua con giống. Ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tôm giống trôi nổi, kém chất lượng nhập lậu vào địa phương, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý đối với các trại sản xuất tôm giống trong tỉnh. Từ đó, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tôm giống chất lượng cung cấp cho bà con.

Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung: Tỉnh sẽ thông báo về chính quyền địa phương những cơ sở sản xuất các lô tôm kém chất lượng

Sau khi kiểm tra tình hình vận chuyển tôm post giống nhập tỉnh và khảo sát chợ tôm tại TX. Giá Rai, Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung chỉ đạo các cơ quan thống tấn báo chí trong tỉnh tuyên truyền cho người dân biết và không mua tôm giống trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường với giá rẻ.

Ngành chức năng cần cung cấp tên các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống chất lượng để bà con biết và đến mua tại nơi đó. Tỉnh sẽ quy hoạch lại chợ tôm để thuận tiện trong mua tôm giống; đặt các máy thử nhanh chất lượng con giống để bà con lấy mẫu thử miễn phí. Đồng thời thông báo về chính quyền địa phương những cơ sở sản xuất các lô tôm kém chất lượng để phối hợp kiểm tra, quản lý chất lượng tôm giống từ ngay gốc. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển tôm giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vào mua bán trên địa bàn tỉnh nhằm giảm rủi ro cho người nuôi tôm...

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 03/04/2018
C. Linh - M. Đạt
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:31 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:31 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 23:31 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:31 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:31 22/11/2024
Some text some message..