Hợp chất hữu cơ nào giúp giảm tác động của nitrit lên tôm thẻ?

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh và rất khó kiểm soát.

Tôm thẻ chân trắng
Nitrite tác động lên khả năng hấp thu oxy của tôm thẻ và mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi theo độ mặn của nước ao nuôi. Ảnh undercurrentnews.com

Điều đầu tiên khi NO2 tăng cao sẽ kết hợp với haemocyanin làm mất khả năng vận chuyển oxy và ngăn cản quá trình tổng hợp haemocyanin trong máu khiến tôm bị ngạt, dễ chết khi bị sốc do môi trường và mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh. Do đó, để giảm thiểu độc tố của khí độc NH3, NO2 đến tôm là cần thiết.

Gần đây, các nguyên tố vi lượng ở dạng hữu cơ đang được quan tâm sử dụng để thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản để tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa. Selen là một trong những yếu tố vi lượng được quan tâm nhiều nhất.

Selen là một thành phần của men glutathione peroxidase, tham gia xúc tác các phản ứng bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại do quá trình oxy hóa. Có 2 dạng Se trong tự nhiên gồm Se vô cơ và các hợp chất Se hữu cơ. Se hữu cơ có hiệu quả hơn trong việc cải thiện chức năng sinh lý, tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng miễn dịch của một số loài cá và giáp xác.  

Hydroxy-selenomethionine (HMSe) là một dạng của Se hữu cơ được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tác động của hydroxy-selenomethionine (HMSe)  lên tăng trưởng, phản ứng chống oxy hóa và khả năng kháng nitrit của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

tôm thẻ chân trắng
NO2 cao cũng làm tôm nổi đầu, chết hàng loạt vào buổi sáng sớm và chiều tối khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp. Ảnh Anbinhbio

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung hydroxy-selenomethionine vào thức ăn với nồng độ 0, 0,15, 0,30, 0,60 và 0,90 mg Se/kg kéo dài 8 tuần và sau đó cho tiếp xúc với nitrit trong vòng 12 giờ. Sau đó kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm.

Kết quả cho thấy trọng lượng cuối cùng của nghiệm thức bổ sung 0,30 (HMSe)  đạt giá trị cao nhất, kế đến là nghiệm thức bổ sung 0,60 (HMSe) và thấp nhất là nghiệm thức không bổ sung hydroxy-selenomethionine.

Hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ chuyển đổi protein của HMSe30 cao hơn đáng kể so với HMSe90 (P<0,05). Hàm lượng selen trong toàn bộ cơ thể và cơ thịt đều tăng đáng kể khi mức HMSe trong chế độ ăn tăng lên (P <0,05). 

Malondialdehyde (MDA) biểu hiện cho tình trạng stress oxy hóa.  Trong nghiên cứu mức MDA gan tụy của các nhóm bổ sung HMSe thấp hơn đáng kể so với HMSe0 và sẻ tăng lên khi mức bổ sung HMSe tăng lên với nồng độ cao, nồng độ thấp nhất được quan sát thấy ở nhóm HMSe15. 

Sau khi bị stress nitrit hàm lượng MDA, GSH-Px cao hơn so với chưa tiếp xúc. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của nitrit đến sinh lý của tôm, khi bị tiếp xúc với nitrit MDA sẽ tăng cao. Tuy nhiên khi bổ sung hydroxy-selenomethionine nồng độ MDA sẻ giảm xuống và đạt giá trị thấp nhất với nồng độ 0,3mg Se/kg kế đến là nghiệm thức HMSe60. Ở nghiệm thức HMSe60 không có sự khác biệt đối với đối chứng. Từ kết quả cho thấy khả năng chống oxy hóa của hydroxy-selenomethionine khi bổ sung vừa đủ với nồng độ 0,3-0,6 mg Se/kg, và sẻ không có tác dụng nếu bổ sung với nồng độ cao.

Sau khi bị stress nitrit, tỷ lệ chết và nồng độ MDA ở gan tụy cao hơn và các hoạt động GST, CAT và SOD của gan tụy thấp hơn ở nhóm HMSe0. Trong khi, những tác động tiêu cực này có thể được giảm bớt khi bổ sung HMSe.  Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,3 mg Se/kg và thấp nhất là nghiệm thức không được bổ sung.

Kết luận, HMSe có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng, khả năng chống oxy hóa và khả năng chống chịu nitrit của tôm thẻ chân trắng. Mức bổ sung tối ưu cho tôm thẻ  là 0,431 đến 0,454 mg Se/kg dưới dạng HMSe.

Nguồn: LingWangXiaoliLi et al (2021). Dietary hydroxyl methionine selenium supplementation enhances growth performance, antioxidant ability and nitrite tolerance of Litopenaeus vannamei, Science Direct, Aquaculture, 15/05/2021
Đăng ngày 13/12/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:01 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:01 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:01 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:01 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:01 26/11/2024
Some text some message..