Hợp sức bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản

Qua các nghiên cứu của ngành chức năng cho thấy, nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở ĐBSCL nói chung và tại TP Cần Thơ nói riêng đang dần cạn kiệt, kể cả ở những loài cá thường gặp và những loài cá quý hiếm. Tình trạng cạn kiệt nguồn cá tự nhiên đang ở mức báo động do các hoạt động khai thác, đánh bắt quá mức, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu... Vì thế, ngăn chặn các nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản kết hợp với việc dự báo nguồn lợi, mùa vụ khai thác và tái tạo bổ sung nguồn cá tự nhiên là những vấn đề cấp bách hiện nay.

thả cá ra sông
Thả cá hô ra sông Cần Thơ tại Lễ phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp TP Cần Thơ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, các loài cá tự nhiên ngày càng khan hiếm là do người dân khai thác quá mức bằng cách dùng bộ xung điện, ghe cào, thậm chí sử dụng thuốc nổ và một số chất độc khác có tác dụng làm cá nổi đầu để dễ đánh bắt. Một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trên địa bàn là do ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh, rạch. Ở một số địa phương, vào thời điểm 6 tháng cuối năm thường rơi vào mùa lũ, nông dân vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xạ lúa vụ đông xuân và sử dụng thuốc diệt ốc làm phát tán ra môi trường khiến nguồn nước sông bị ô nhiễm, dẫn đến tình trạng cá nổi đầu nhiều và một số hộ dân đã tranh thủ thời điểm này để đánh bắt cá.

Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo các quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo 01 “Về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản”. Hoạt động chính của Ban chỉ đạo 01 ở các quận, huyện là tổ chức các đợt tuyên truyền, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như kiểm tra, phát hiện các trường hợp khai thác thủy sản trái phép để kịp thời xử lý. Ông Nguyễn Văn Bé Ba, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Lai, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 01 huyện Thới Lai, cho biết: “Trong 6 tháng cuối năm 2013, Ban chỉ đạo 01 của huyện đã phát hiện, xử lý 91 trường hợp người dân sử dụng xung điện để khai thác thủy sản. Các trường hợp vi phạm bị phát hiện xử lý chủ yếu là các hộ gia đình tận dụng thời gian nông nhàn dùng bộ xung điện tự chế đánh bắt cá cải thiện bữa ăn gia đình. Mặt khác, đa số người dân sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản đều là những hộ nghèo và cận nghèo, không đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên việc chấp hành xử phạt hành chính gặp khó khăn. Vì thế khi phát hiện vi phạm, các lực lượng chức năng chủ yếu nhắc nhở người vi phạm tự giao nộp và tuyên truyền giúp họ nắm rõ quy định của Nhà nước để không tái phạm”.

Theo ngành nông nghiệp thành phố, với những nỗ lực của Ban chỉ đạo 01, ý thức người dân đã có chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm về đánh bắt giảm rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động của các Ban Chỉ đạo 01 vẫn còn gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí và phương tiện để triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Các thành viên Ban chỉ đạo đều kiêm nhiệm, đa phần bận công tác chuyên môn tại cơ quan nên khó tập hợp ra quân kiểm tra, thanh tra. Ngoài ra, những hộ vi phạm khi phát hiện đều chủ yếu sống bằng nghề cào lưới, không có đất sản xuất. Vì vậy các địa phương đề xuất thành phố cần có những chính sách hỗ trợ để các hộ dân này chuyển đổi nghề phù hợp và hỗ trợ các Ban chỉ đạo 01 về nhân sự, phương tiện để hoạt động hiệu quả.

Cùng với việc quản lý tình trạng khai thác thủy sản trên địa bàn, TP Cần Thơ cũng tập trung vận động người dân tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng cách thả cá vào tự nhiên. Nhân ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam 1-4-2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ đã tổ chức thả khoảng 200.000 con cá giống các loại ra sông tại các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Phong Điền. Các loại cá được thả gồm cá lóc, cá rô, cá chép, cá sặt rằn, mè vinh và cá hô. Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ cho biết: Có hơn 60% lượng cá giống được thả trong đợt này là từ các nguồn đóng góp của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thức ăn thủy sản, một số cơ sở sản xuất cá giống và người dân trên địa bàn. Điều này chứng tỏ hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất được người dân và các đơn vị hoạt động trong ngành thủy sản quan tâm. Ngoài ra, định kỳ vào các ngày rằm, người dân tự mua cá từ các cơ sở sản xuất cá giống trên địa bàn để thả về tự nhiên với ý nghĩa “phóng sinh” cũng góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Với mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND (ngày 30-7-2012) về “Triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn TP Cần Thơ”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015, TP Cần Thơ sẽ hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản; đưa công tác dự báo nguồn lợi, mùa vụ khai thác là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học. Đồng thời hoàn thành việc quy hoạch vùng cấm khai thác và vùng cấm khai thác có thời hạn trên địa bàn. Mục tiêu đến năm 2020 là phối hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thiện và đưa khu bảo tồn sông Hậu trong quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa tại Việt Nam vào hoạt động. Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố, thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bên cạnh những định hướng, hoạt động của thành phố và ngành nông nghiệp đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Qua đó, các quận, huyện cần tuyên truyền, vận động mọi người không vi phạm các quy định về khai thác, đánh bắt thủy sản. Đồng thời vận động các thành phần kinh tế và người dân tham gia thả cá bản địa về môi trường tự nhiên nhất là các loài cá quý hiếm nhằm tái tạo, bổ sung, đa dạng hóa thành phần giống loài thủy sản đang dần bị khai thác cạn kiệt.

Báo Cần Thơ, 11/04/2014
Đăng ngày 13/04/2014
Minh Huyền
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 09:29 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 09:29 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 09:29 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:29 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 09:29 18/06/2025
Some text some message..