Huế: Nuôi thành công cá trắm trên đầm phá

Mô hình nuôi cá trắm cỏ trên đầm phá Tam Giang của nữ cựu chiến binh (CCB) Phan Thị Hạnh (thôn Hà Công, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) là một trong những mô hình mới.

Mô hình nuôi cá trắm cỏ, nuôi cá lồng, Mô hình nuôi cá, nuôi cá trắm cỏ, nuôi cá
CCB Phan Thị Hạnh với mô hình nuôi cá lồng trên đầm phá

Nghe cán bộ UBND xã Quảng Lợi giới thiệu về mô hình nuôi cá trắm cỏ trên vùng đầm phá của CCB Phan Thị Hạnh, thật lòng, chúng tôi “bán tín bán nghi” bởi cá trắm cỏ vốn là đối tượng cho vùng nước ngọt, nếu nuôi được trên vùng đầm phá Tam Giang thì đúng là một “kỳ tích”. Nhưng khi đã ra tận khu nuôi cá lồng của chị Hạnh mới vỡ lẽ “không gì là không thể”.

Chị Hạnh cho biết, trong một lần thu hoạch các loài thủy sản trên đầm phá Tam Giang, chị phát hiện một số cá trắm giống lẫn vào trong nò sáo và quyết định giữ lại nuôi thử. “Ai ngờ nuôi thử ăn thật”- chị Hạnh phấn chấn.

Trên môi trường đầm phá, với nguồn thức ăn rong rêu sẵn có, giống cá trắm cỏ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 8 tháng thả nuôi, trọng lượng mỗi con lên đến trên dưới 4 kg. Từ đây, gia đình chị Hạnh đã quyết định đầu tư lồng nuôi để phát triển mô hình này. Đến nay, gia đình chị Hạnh phát triển lên 6 lồng nuôi. Mỗi lồng diện tích rộng từ 80 - 100m2, thả 400 con cá trắm cỏ. Mật độ thả nuôi vừa phải cộng với nguồn thức ăn dồi dào giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lồng, chị Hạnh cho biết, môi trường đầm phá với những đặc trưng thuận lợi là có lượng nước được thay đổi và làm sạch liên tục theo chu kỳ của dòng chảy. Giống cá trắm cỏ là loài ăn tạp, nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là các loài rong tảo có sẵn trên đầm phá, thêm vào đó kết hợp với thức ăn công nghiệp dạng viên tổng hợp để bổ sung thêm tinh bột và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cá. Vì vậy, cá nuôi lớn nhanh, chất lượng thịt lại thơm ngon hơn, được các thương lái thu mua tận nơi. Hiện tại, cá trắm cỏ nuôi trên đầm phá được thương lái mua với giá từ 60- 65 nghìn đồng/kg. Với 6 lồng cá thả nuôi, trừ các khoản chi phí, mỗi năm mô hình này mang lại thu nhập cho gia đình chị Hạnh từ 100- 120 triệu đồng. So với mức thu nhập của vùng đầm phá thì đây là nguồn thu quan trọng, khá ổn định, tạo điều kiện cho gia đình chị đầu tư thêm lồng nuôi, nâng cao chất lượng nguồn cá trắm.

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết, tận dụng diện tích mặt nước trên đầm phá, nhiều năm qua, các CCB ở xã đã phát triển mô hình nuôi cá lồng. Trong đó, mô hình của CCB Phan Thị Hạnh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình cho tấm gương CCB vượt khó, vươn lên làm giàu mà còn là nơi học hỏi kinh nghiệm cho nhiều chị em trong hội.

Nuôi cá lồng trên đầm phá là mô hình kinh tế mới, thành công ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái. Sự quan tâm hỗ trợ về con giống, kỹ thuật nuôi, nguồn vốn cũng như đánh giá hiệu quả, chiều hướng phát triển của các ngành liên quan là rất cần thiết để nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình hội viên hội CCB nói riêng và nông dân trên địa bàn nói chung.

Ông Phạm Thanh Lương, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Quảng Điền đánh giá, trong những năm qua, nhiều mô hình trang trại, gia trại và nuôi trồng thủy sản mặt nước của một số CCB trên địa bàn thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp nhiều CCB vượt khó, từng bước vươn lên làm giàu và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

 

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 08/08/2017
Hà Nguyên
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:47 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 10:47 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:47 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:47 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 10:47 20/09/2024
Some text some message..