Huế: Thành công từ việc lấy dân làm gốc

Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thừa Thiên - Huế đã chọn 28 xã thực hiện thí điểm. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy nội lực là chính, tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công, nhất là trong việc huy động sức dân.

lấy dân làm gốc, Huế

Hiến đất trở thành phong trào

Trong khi nhiều địa phương vấp phải khó khăn khi giải phóng mặt bằng để mở rộng, xây dựng đường giao thông nông thôn thì ở xã Quảng Phú (Quảng Điền), mọi việc được thực hiện khá trơn tru. Quảng Phú vốn là xã thuần nông, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự đồng lòng, chung sức của bà con, những con đường mới được khởi công và nhanh chóng hoàn thiện.

Phấn khởi trước những kết quả đã đạt được, ông Phạm Văn Lợi, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết: “Trong số 15/19 tiêu chí xã đạt được, thành công nhất phải kể đến việc xây dựng đường giao thông nông thôn. Qua đây mới thấy hết được sức mạnh của dân, của tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu như thôn Phú Lễ, mặc dù gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng do có nhiều công trình lớn như đình làng, lăng mộ… nhưng người dân có tinh thần tự nguyện rất cao, họ cùng nhau góp công sức, tiền của tháo dỡ, di dời các công trình để mở đường”.

Trong số hơn 2.462m2 đất mà người dân Quảng Phú tình nguyện hiến để làm đường giao thông nông thôn, riêng Phú Lễ đóng góp tới 1.962m2. Để có được thành công như vậy, theo ông Lợi, công tác tuyên truyền, vận động rất quan trọng, khi người dân hiểu việc mở rộng đường sẽ giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa thuận tiện thì họ sẵn sàng tham gia.

Đến thôn Phú Lễ những ngày này, chúng tôi mới hiểu tinh thần XDNTM của người dân nơi đây. Gần 2km đường giao thông, trong đó đường liên thôn dài 1.200m, rộng 7,5m kéo dài từ Tỉnh lộ 11 về đã được hoàn thành trong năm 2011 và một con đường liên xóm rộng 4m được xây dựng với sự góp công sức rất lớn của người dân. Điển hình trong việc tình nguyện hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn có gia đình ông Nguyễn Ái Quác, hiến 178m2 đất chỉ với suy nghĩ đơn giản: làm đường rộng rãi, sạch đẹp hơn, thuận lợi hơn cho bà con xóm làng đi lại. Trước đây, khi Nhà nước chưa phát động phong trào XDNTM, đường làng nằm cạnh sông Bồ bị sạt lở nghiêm trọng, gia đình ông cũng tự nguyện rời hàng rào để lấy đường cho bà con đi lại.

Ngoài việc hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, người dân Phú Lễ còn huy động hơn 1,6 tỷ đồng để di dời, xây dựng lại đình làng, công trình văn hóa quan trọng; xây dựng nhà văn hóa thôn với kinh phí hơn 250 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng, số tiền còn lại do người dân đóng góp.

Phát huy nội lực

Khác với Quảng Phú, Phong Hải (Phong Điền) không phải là xã điểm XDNTM, tuy nhiên xã đã biết cách phát huy nội lực với sự đồng lòng của chính quyền và nhân dân. Nhờ đó, Phong Hải đã đạt 15/19 tiêu chí NTM.

Trong đó, nổi bật là tiêu chí thu nhập, đạt 37 triệu đồng/người/năm; giao thông nông thôn với 90% các con đường được bê - tông hóa.Cũng như nhiều xã ven biển bãi ngang khác, trước đây, đời sống của người dân Phong Hải phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đi biển đánh bắt thủy sản nên rất khó khăn. Từ năm 2003, người dân chủ động chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhờ đó, nhiều hộ đã có thu nhập cao và ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Toàn xã hiện có 170 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 67ha. Mỗi năm người dân sản xuất 2,5 vụ tôm, vụ ngắn nhất khoảng 70 ngày, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín từ khâu chọn giống đến xử lý nước thải, phòng chống dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế khá cao.

“Nhờ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ việc phụ thuộc vào đánh bắt hải sản sang nuôi tôm nên đời sống người dân ngày càng đi lên. Riêng vụ vừa rồi, sản lượng đạt kỷ lục từ trước đến nay, trung bình 1 ao 3.000m2 cho thu hơn 43 tấn tôm, bà con lãi cả tỷ đồng”, ông Nguyễn Viết Từ, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết.

Cũng theo ông Từ, đạt được thành công trong quá trình XDNTM là do xã biết phát huy nội lực của người dân, bà con tự thân vận động vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, Phong Hải vẫn còn gặp khó khăn như hệ thống xử lý rác, nước thải sinh hoạt chưa hoàn thiện; hệ thống trường học chưa đạt chuẩn quốc gia. “Thời gian tới, chính quyền và nhân dân Phong Hải sẽ quyết tâm hoàn thành những tiêu chí còn lại để tiến tới đạt chuẩn xã NTM”, ông Từ nói.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 07/05/2013
điển quang
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:31 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:31 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:31 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:31 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 07:31 16/11/2024
Some text some message..