Hướng đến an toàn trong chuỗi cung ứng cá rô phi của châu Mỹ Latinh

Các tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản đang ngày càng chặt chẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là những tiêu chuẩn về nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Khả năng phân tích chính xác của các quốc gia về "chất bẩn" hoặc "dư lượng" theo yêu cầu của các nước nhập khẩu thường không sẵn có hoặc không được thực thi theo như yêu cầu.

cá rô phi

 Các chất bẩn và dư lượng bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và kim loại nặng. Hơn nữa, khả năng áp dụng các khái niệm của HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn) trong hệ thống sản xuất để xử lý truy xuất nguồn gốc cần thiết, có thể vẫn chưa đầy đủ trong một số trường hợp. Do không có đủ năng lực để giải quyết vấn đề này, một số quốc gia vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn phối hợp cho các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu hay tiêu dùng trong nước.

          Hội Nông dân và Hiệp hội người tiêu dùng, cũng như người mua có tổ chức, chẳng hạn như các chuỗi siêu thị và các nhóm liên quan chủ chốt khác, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng ngày càng lớn tới chính sách và các quy định đồng thời thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành nuôi trồng thủy sản.

           Hoạt động sản xuất tại các trang trại

           Quá trình sản xuất bắt đầu từ việc chuẩn bị ao nuôi. Tùy theo mùa (mùa khô hoặc mùa mưa ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới), đáy ao được cày xới và phơi khô. Rắc vôi để giúp oxy hóa chất hữu cơ và cũng để loại bỏ các sinh vật không mong muốn như mầm bệnh và sinh vật cạnh tranh thức ăn.

          Sau đó, tiến hành đưa nước vào ao, lọc nước thông qua từng màng lọc gắn ở cửa ao để sinh vật cạnh tranh và trung gian gây bệnh được loại bỏ và tránh xa khỏi ao. Cá con sẽ được thả vào ao mới được lấy nước vào theo mật độ thả nuôi mong muốn.

          Sau đó, tiến hành đưa nước vào ao, lọc nước thông qua từng màng lọc gắn ở cửa ao để sinh vật cạnh tranh và trung gian gây bệnh được loại bỏ và tránh xa khỏi ao. Cá con sẽ được thả vào ao mới được lấy nước vào theo mật độ thả nuôi mong muốn.

          Trong các loại hình nuôi bán thâm canh cá rô phi thành công nhất tại Mỹ Latinh, sau khi lấy nước vào ao 7 - 10 ngày, những con cá khỏe mạnh và sạch bệnh đã được chọn lọc trước đó sẽ được thả vào ao nuôi, theo tiêu chuẩn về an toàn sinh học và quy trình thả nuôi đã được lập sẵn.

          Trong giai đoạn ương nuôi, cá rô phi con (0,85-1,5 gram) được thả nuôi và tỷ lệ sống trung bình sau nuôi 45 ngày là khoảng 70%. Vào giai đoạn trước tăng trưởng, cá được đưa vào ao nuôi với trọng lượng xấp xỉ 28g, và tỷ lệ sống trung bình sau nuôi 100 ngày là 85 – 90%.

        Trong giai đoạn nuôi thương phẩm, cá rô phi có trọng lượng 250g được thả nuôi với mật độ 3-5 con/m2 và tỷ lệ sống trung bình sau khoảng 150 ngày nuôi là 85%. Nhiều người nuôi thường sử dụng quạt gió trong các giai đoạn sản xuất để cải thiện chất lượng nước.

        Mặc dù mật độ thả nuôi có thể không nhiều, những người nuôi cá thành công đã áp dụng các biện pháp thực hành bảo tồn để tránh thiệt hại do các vấn đề an toàn sinh học. Kinh nghiệm của họ kết hợp với một số chương trình vệ sinh hiệu quả của cơ quan chính phủ (liên bang và tiểu bang) trong vài năm qua, đã cải thiện được sản xuất theo thống kê ở khu vực Mỹ Latinh. Các chương trình này tập trung vào việc giám sát các biện pháp thực hành quản lý tốt, được cán bộ chuyên môn xác nhận thông qua việc theo dõi định kỳ trực tiếp tại các cơ sở, và các phân tích mẫu phẩm của cơ sở.

       Một số đề xuất cho người nuôi cá rô phi – được bao hàm trong các quy tắc quản lý an toàn được mô tả trong các chương trình do các cơ quan quản lý thiết lập, bao gồm:

         1 - Sử dụng con giống có chứng nhận khỏe mạnh hoặc có thông tin về chất lượng tổng thể của chúng;

         2 - Duy trì đủ sinh khối trong các đơn vị sản xuất;

         3 - Tách nuôi cá theo kích cỡ;

         4 - Lưu trữ hồ sơ phù hợp về các thông số chất lượng nước (sinh học, hóa học và vật lý);

         5 - Bảo trì đầy đủ cho các thiết bị (máy phát điện, thiết bị sục khí, các thiết bị khác);

         6 – Tập huấn kỹ thuật cho nhân viên phụ trách sản xuất;

         7 – Tuân thủ các quy tắc phòng ngừa hiện hành ở mọi thời điểm;

         8 - Sẵn sàng thực hiện các quy tắc trong trường hợp khẩn cấp.

        Sau các cuộc giám sát, người nuôi sẽ nhận được một báo cáo mô tả về việc có hay không có vi khuẩn, ký sinh trùng hay bất kỳ tác nhân gây bệnh nào khác có thể ảnh hưởng đến mục tiêu sản xuất của họ. Ngoài ra, báo cáo còn bao gồm các kết quả về phân tích chất lượng nước để xác nhận rằng các đơn vị sản xuất không có bất kỳ hợp chất hoặc các sinh vật không mong muốn (thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hoặc phân chứa mầm bệnh hoặc hoặc trực khuẩn ruột) đảm bảo rằng hoạt động sản xuất là an toàn cho người tiêu thụ và nó có thể được thương mại hóa ở thị trường trong nước hoặc nước ngoài.

        Sản xuất thức ăn chăn nuôi và vấn đề an toàn

        Sản xuất thức ăn phải được coi là một phần không thể thiếu của chuỗi sản xuất thực phẩm và do đó tùy thuộc vào chất lượng và đảm bảo về độ an toàn. Ngành thức ăn chăn nuôi chịu trách nhiệm về chất lượng và độ an toàn của thức ăn chăn nuôi mà nó sản xuất ra. Các nhà chức trách cần đưa ra chỉ dẫn cho các nhà sản xuất thông qua các quy trình và tiêu chuẩn.

       Để tăng cường an toàn thực phẩm trong thức ăn nuôi thủy sản dành cho cá rô phi, nguyên liệu thô phải được mua từ các nhà cung cấp có tiếng và có rủi ro thấp. Trước khi được chế biến, nguyên liệu thô phải được kiểm tra kỹ lưỡng về thông số kỹ thuật và về độ tinh khiết đã được các phòng thí nghiệm xác nhận. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tuân thủ đầy đủ biện pháp thực hành tốt và các chỉ dẫn tiêu chuẩn của HACCP.

       Các nhà máy chế biến cá rô phi

      Ngày nay, ngay tại một số nhà máy chế biến cá rô phi hiện đại trong khu vực cũng có một vài chi tiết trong hoạt động vẫn chưa tuân thủ các biện pháp tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho công nhân tại nơi làm việc và đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm cuối cùng. Một ví dụ điển hình là sàn nhà được xây dựng với các rãnh, hố được thiết kế để thu chất thải lỏng và rắn. Công nhân có thể vô tình bước vào hố và bị thương. Chúng cũng gây trở ngại cho việc vận chuyển sản phẩm an toàn từ một khâu của quy trình tới khâu kế tiếp. Một lựa chọn tốt hơn là sàn nhà vững chắc, dốc, cho phép nước và chất rắn tập trung vào một bên của chu trình sản xuất chính của cơ sở chế biến.

       Một số cơ sở chế biến có lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ nhưng không có trần nhà, gây phân tán nhiệt độ. Do đó, bộ điều chỉnh nhiệt không bao giờ tắt, gây tốn hao năng lượng không cần thiết và có khả năng làm thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ phòng giữ ổn định tại các cơ sở chế biến là một vấn đề quan trọng trong các chương trình HACCP, để đảm bảo cho sản phẩm cũng như cho công nhân.

      Hầu hết các nhà máy chế biến cá hiện đại đã áp dụng những biện pháp vận chuyển sản phẩm hiệu quả trong chu trình từ một trạm này tới trạm khác, tránh nhiễm phải các hạt kim loại và dầu mỡ dùng để bôi trơn đường ray và dây chuyền. Băng chuyền tải và trục lăn có thể là một thay thế khả thi. Xử lý nước đá cũng là một vấn đề nữa gây chú ý.

Trong một số trường hợp, các trại nuôi và người chế biến sử dụng cùng một nguồn nước đá. Biện pháp này không phải là rất an toàn theo quan điểm về an toàn sinh học, vì khả năng lây nhiễm chéo là rất cao. Giải pháp là sử dụng máy làm đá riêng biệt cho từng giai đoạn, hoặc có các cơ sở lưu trữ riêng biệt để trữ đá sản xuất ra từ một máy làm đá.
     

Triển vọng

      Để cải thiện sản xuất của trại nuôi cá rô phi và đảm bảo việc cung cấp lâu dài của sản phẩm cuối cùng, người nuôi, người chế biến, và các nhà nhập khẩu phải đưa ra một số điều kiện để tránh xung đột an toàn sinh học khi sản phẩm được bán ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài.

     Người nông dân phải tuân theo các yêu cầu sau đây để làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh: chuẩn bị ao nuôi tốt, lựa chọn con giống có chất lượng tốt, quản lý chất lượng nước, quản lý thức ăn chăn nuôi, theo dõi sức khỏe (an toàn sinh học), quan trắc đáy ao, quản lý dịch bệnh, thực hành thu hoạch và sau thu hoạch, duy trì việc ghi số liệu (truy xuất nguồn gốc) và nhận thức về môi trường.

    Mặt khác, nhà chế biến phải xác minh từng giai đoạn và tham gia vào quá trình giá trị gia tăng sau khi nhận được các nguyên liệu thô để được chuyển đổi (bao gồm: tiếp nhận, chế biến, đóng gói và vận chuyển). Thiếu sự phối hợp giữa các bên sẽ tạo ra các vấn đề an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, có thể sẽ dẫn đến hiện tượng truyền lây bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm.

     Việc sản xuất thực phẩm an toàn là việc áp dụng các phương pháp cho phép xác định và đánh giá các mối nguy hiểm tiềm ẩn do nhiễm bẩn cho các các sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ. Do đó, đòi hỏi mọi liên kết của chuỗi (từ đơn vị sản xuất tới bàn ăn của người tiêu dùng) kiểm soát và khởi động các cơ chế quản lý rủi ro tiềm ẩn.

    Tại các công ty sản xuất thành công trong khu vực này, các biện pháp thực hành trên đã được thông qua để phục vụ cho thị trường xuất khẩu, và các nước tiếp nhận sản phẩm thành phẩm (chủ yếu là phi lê cá rô phi tươi). Qua lần kiểm tra thực tế, khách hàng (đại lý mua) sẽ xác minh rằng tiêu chuẩn GMP và HACCP được đưa ra ít nhất một hoặc nhiều lần mỗi năm.

Fistenet, 19/10/2016
Đăng ngày 20/10/2016
Minh Thu
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 19:31 30/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 19:31 30/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 19:31 30/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 19:31 30/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 19:31 30/04/2025
Some text some message..