Hy Lạp tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Trong bối cảnh xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính trong khối EU giảm, xuất khẩu sang Hy Lạp lại tăng trưởng ấn tượng. Tính đến hết tháng 7/2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hy Lạp tăng 104% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 1,8 triệu USD.

Hy Lạp tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam
Biểu đồ xuất khẩu cá ngừ

Hiện Hy Lạp đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp sang thị trường Hy Lạp chiếm trên 94% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này.

Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Hy Lạp cũng đang có xu hướng phục hồi sau khi sụt giảm trong năm 2017, khối lượng cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào thị trường này đã giảm từ mức 6.934 tấn năm 2016 xuống còn 6.061 tấn năm 2017. Năm 2018, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Hy Lạp đã phục hồi tăng 7% so với năm 2017, đạt 6.511 tấn. Và xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2019.

Nguồn cung cá ngừ đóng hộp cho thị trường Hy Lạp phần lớn là từ các nước trong nội khối, chiếm 58% tổng NK cá ngừ của nước này. Trong đó, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 nguồn cung lớn nhất.

Năm 2018, mặc dù xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Italy sang Hy Lạp giảm 15% về khối lượng, nhưng nước này vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu của mình trong số các nguồn cung nội khối, với tỷ trọng chiếm 33%. Người Hy Lạp rất ưu chuộng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp Italy được cung cấp bởi thương hiệu cao cấp Rio Mare. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp chất lượng cao có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân là do giá cá ngừ của Italy tăng cao. Năm 2018, giá cá ngừ đóng hộp của Italy tăng 8% so với năm 2017 và cao hơn 37% so với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, lượng cá ngừ đóng hộp nhập khẩu từ Tây Ban Nha vẫn thấp hơn đáng kể.

Trong khi giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Italy, nhập khẩu từ Hà Lan vào Hy Lạp tăng 50% trong năm 2018, mặc dù giá cá ngừ đóng hộp của Hà Lan năm 2018 tăng 4% so với năm 2017.

Trái với xu hướng NK từ các nước trong nội khối, nguồn cung từ các nước châu Á có xu hướng tăng. Các nhà chế biến cá ngừ châu Á đã cung cấp 2.712 tấn cá ngừ đóng hộp trong năm 2018, tăng 21% so với năm 2017. Trong đó, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là 4 nguồn cung lớn nhất.

Mặc dù các sản phẩm cá ngừ đóng hộp xuất khẩu sang Hy Lạp bị áp thuế cao 24%, các nhà sản xuất đồ hộp Thái Lan vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong số các nguồn cung cá ngừ đóng hộp cho thị trường này, chiếm tỷ trọng 16% về khối lượng. Tiếp đến là Philippines với 9% và Việt Nam 4%.

Trên thế giới, Hy Lạp cũng là một nước chế biến cá ngừ, với công ty North Aegean Sea Canneries SA là công ty sản xuất cá ngừ lớn nhất, sở hữu thương hiệu cá ngừ Trata. Công ty này thường nhập khẩu thăn/philê cá ngừ hấp được đánh bắt ở khu vực gần xích đạo từ một nhà cung cấp được lựa chọn, nhà cung cấp này đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng của họ. Tuy nhiên, sản lượng cá ngừ đóng hộp sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

VASEP
Đăng ngày 06/09/2019
Nguyễn Hà
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:58 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:58 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:58 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:58 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:58 25/11/2024
Some text some message..