Hy vọng từ vaccine mới cho cá da trơn

Một loại vaccine mới bảo vệ cá da trơn khỏi bệnh columnaris gây ra bởi Flavobacterium columnare đang được phát triển bởi Đại học Auburn. Đây được xem là hy vọng mới cho ngành nuôi cá da trơn trên toàn cầu.

Hy vọng từ vaccine mới cho cá da trơn
Ảnh: Cá tra bị bệnh columnaris. Nguồn: Internet

Columnaris là một trong những bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay - ảnh hưởng đến nhiều loài cá nước ngọt và gây thiệt hại hàng triệu đô la hàng năm cho ngành công nghiệp nuôi cá da trơn.

Columnaris, gây ra bởi vi khuẩn Flavobacterium columnare, ảnh hưởng đến một số loài nước ấm, Arias nói: "Nó ảnh hưởng đến các loài cá cảnh, cá da trơn, cá rô phi và cá hồi, và nó có mặt trên toàn thế giới."

Đối với người nuôi cá da trơn, bệnh cá có thể gây tàn phá về kinh tế, và vi khuẩn columnaris là một trong ba tác nhân chính de dọa đến ngành nuôi cá da trơn của toàn cầu.

Trên cá tra bị bệnh trắng đuôi có biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt trắng trên thân, đuôi bị ăn mòn, mang xám nhạt.

Vaccine mới, vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, đang được phát triển và được cấp bằng sáng chế bởi Tiến sĩ Cova Arias, giáo sư của Trường Thủy sản của Auburn, nó đã cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với loại vaccine duy nhất chống lại bệnh hiện đang có trên thị trường các thử nghiệm đối với cá rô phi và cá da trơn, vaccine đã làm tăng tỉ lệ sống sót tương ứng là 66 và 17 phần trăm.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Auburn hiện đang sử dụng khoản viện trợ 321.000 USD của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để thử nghiệm vắc xin, sử dụng các vi khuẩn có nguồn gốc từ một dòng virut có độc lực cao.

vaccine mới, vaccine cho cá tra, vaccine phòng bệnh, vaccine cá

Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Auburn thu thập cá da trơn tại ao nghiên cứu. Nguồn: Auburn University

Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu được tài trợ là xác định các phương pháp tốt nhất để quản lý và lưu trữ Vaccine.

Arias cho biết: "Công thức của chúng tôi bây giờ được quản lý bằng phương pháp tắm hoặc ngâm, và điều đó rất dễ làm khi cá nhỏ và được chuyển từ trại sản xuất giống sang các trang trại nuôi. Nhưng phương pháp chủng ngừa tốt nhất là chờ cho đến khi cá trưởng thành và sau đó tiêm cho chúng vài tháng trước khi bệnh xuất hiện.

Arias nói: “Vaccine thương mại hiện nay là một vaccine sống được sửa đổi phải được giữ lạnh. Chúng tôi đã phát triển một số giải pháp lưu trữ, bộ đệm, dựa vào dữ liệu, sẽ cho phép chúng tôi lưu giữ vaccine ở nhiệt độ phòng .Điều này sẽ giúp làm cho vaccine hiệu quả hơn và sẵn có cho nông dân.”

Các thí nghiệm của vaccine đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm và các trại nuôi, chúng đang tiếp tục trong năm nay và sẽ được đưa vào sản xuất thương mại vào năm 2019.

Xem thêm: Thefishsite

Đăng ngày 07/12/2017
VĂN THÁI Lược Dịch
Dịch bệnh

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:19 25/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:19 25/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 20:19 25/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 20:19 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 20:19 25/09/2023