Hydrogen peroxide giúp giảm thiệt hại cho ngành thủy sản do tảo nở hoa

Một nghiên cứu đột phá đã tiết lộ hàng triệu con cá tử vong do độc tố của tảo Prymnesium và Aureococcus, nay có thể được ngăn chặn bằng cách áp dụng một chất hóa học sử dụng phổ biến trong công nghiệp thuộc da, đó là Hydrogen peroxide (H2O2)

Hydrogen peroxide giúp giảm thiệt hại cá do tảo nở hoa
Hydrogen peroxide giúp giảm thiệt hại cá do tảo nở hoa. Hình minh họa

Các thử nghiệm được tiến hành tại Vườn Quốc gia Norfolk và Suffolk Broads đã chỉ ra rằng ở nồng độ kiểm soát hydrogen peroxide (H2O2) với lượng 1,6 – 2 mg/ L có hiệu quả diệt trừ tảo vàng Prymnesium parvum  và tảo Aureococcus anophagefferens trong vòng 24 giờ. Khám phá này của một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm John Innes và Trường Đại học East Anglia, nhằm mục đích tìm ra một giải pháp tiết kiệm chi phí cho một vấn đề tảo nở hoa liên tục đe dọa nền kinh tế thủy sản.

Hydrogen peroxide giúp giảm thiệt hại cá do tảo nở hoa, Prymnesium parvum

Prymnesium parvum

Vào năm 2015, sau sự bùng phát các vụ độc hại do tảo Prymnesium  và tảo Aureococcus anophagefferens nở hoa, Cơ quan Môi trường được hỗ trợ bởi các Câu lạc bộ nghề câu cá, đã giải cứu gần ba phần tư trên một triệu cá thể cá từ Hickling Broad và Somerton. Cá được thả trở lại môi trường sống bình thường ở sông Thurne, Norfolk, trong sáu tuần lễ sau đó.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển một hệ thống trong phòng thí nghiệm, nơi có thể sử dụng nồng độ đủ thấp để diệt tảo nhưng sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ loài cá hay động vật không xương sống nào. Tảo Prymnesium, không giống các tảo khác, không tạo ra hoa nở rõ rệt; các dấu hiệu đầu tiên thường là cá chết khối lượng lớn.

Tảo nở hoa xảy ra thường xuyên ở nước mặn hoặc nước lợ hơi nước như các vùng ven biển, mặc dù không phải tất cả chúng đều gây chết cá. Trong một số điều kiện môi trường, Prymnesium có thể sản sinh độc tố, rất nhanh chóng chuyển thành độc tố nước cho cá chỉ trong vài ngày, đôi khi là vài giờ.  Nghiên cứu trước đây của nhóm John Innes Center đã cho thấy sự tồn tại của một loại virus được cho là từ tảo Prymnesium giải phóng độc tố vào trong nước.

Hydrogen peroxide giúp giảm thiệt hại cá do tảo nở hoa

Cá chết do tảo Prymnesium nở hoa

Hydrogen peroxide đã được Cơ quan Môi trường sử dụng trong các sự kiện ô nhiễm để nâng cao mức ôxy cho cá và ngăn chặn chúng khỏi bị ngạt rất hiệu quả. Peroxide cũng có thể giúp nơi mà một số lượng lớn cá bị mắc kẹt trong các khu vực nước ít, bổ sung để giúp chúng tồn tại. Nó cực kỳ hiệu quả - hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp thông khí khác. Chỉ cần dùng liều cao hơn một chút để có thể sử dụng để diệt Prymnesium và tảo Aureococcus anophagefferens, nhưng sau một thời gian ngắn, nó sẽ phân hủy vào nước và oxy khiến nó trở nên an toàn khi sử dụng.

Nhóm nghiên cứu tin rằng xử lý các khu vực bị ô nhiễm bằng Hydrogen peroxide có thể giúp tạo ra những nơi ẩn náu an toàn trong những thời kỳ mà sự tích tụ Prymnesium nở hoa đe doạ độc hại đến cá.  Jamie Fairfull, Cán bộ Môi trường cao cấp cho biết: "Prymnesium là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với quần thể cá ven biển. Việc sử dụng Hydrogen peroxide là một bước đột phá lớn bởi vì chúng ta có những nhu cầu hiện tại rất thiết. Cơ quan Môi trường thường xử phạt những người gây ô nhiễm với chi phí xử lý các sự cố ô nhiễm mà họ gây ra, nhưng với Prymnesium tất nhiên là không có ai để lập biên bản xử phạt chúng ".

Theo ông Fairfull, những thử nghiệm tiếp theo là cần thiết để chúng ta hiểu đầy đủ về hỗn hợp peroxide và sự phân tán như thế nào để nó có thể được sử dụng hiệu quả cao và an toàn. Sau đó nó sẽ được sử dụng và thực hiện cùng với một loạt các phương pháp khác trong việc chống tảo nở hoa. Ông nói thêm: "Điều này sẽ cho phép chúng tôi bảo vệ quần thể cá vì lợi ích của môi trường, người người nuôi cá và nền kinh tế thủy sản nói chung”.

Nguồn: Materials provided by John Innes Centre

Đăng ngày 28/08/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 11:20 25/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:30 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 12:44 25/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 12:44 25/03/2025

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 12:44 25/03/2025

Hơn 100 tỷ đồng được đầu tư vào công nghệ số cho thủy sản miền Tây

Ngành thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những thách thức lớn từ ô nhiễm, dịch bệnh đến biến đổi khí hậu.

Tiền
• 12:44 25/03/2025

Ngăn ngừa 5 bệnh tôm chưa có vắc xin phòng và thuốc trị

Cục Thú y cho biết, tháng đầu năm 2025 cũng như cả năm 2024 dịch bệnh vẫn gây thiệt hại nhiều cho tôm nuôi, chủ yếu với 5 loại bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị. Cho nên, chủ động ngăn ngừa bệnh phát sinh là rất quan trọng để hạn chế thiệt hại.

Tôm
• 12:44 25/03/2025
Some text some message..