Kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015-2025

Sáng ngày 22/9/2015, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, cùng sự tham dự của các đại diện Tổng cục Thủy sản, IUCN, WWF, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Trường đại học Quốc gia… đã diễn ra cuộc họp xây dựng kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015-2025. Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi và thống nhất nội dung dự thảo về kế hoạch bảo tồn rùa biển dự kiến sẽ được Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT phê duyệt vào thời gian tới.

bảo tồn rùa biển

Theo báo cáo của Tổ công tác xây dựng Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015-2015, biển Việt Nam hiện nay có 5 loài rùa biển sinh sống gồm: vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da. Tất cả các loài rùa biển đều nằm trong Danh sách đỏ, là danh sách các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

Trước thực trạng đó, năm 2004, Bộ Thủy sản (cũ) đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn rùa biển Việt Nam đến năm 2010, góp phần thực hiện chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn biển nói riêng. Đây là bản kế hoạch hành động quốc gia về một loài sinh vật đầu tiên của Việt Nam và đã đạt được kết quả tốt.

Tuy nhiên, bản kế hoạch này đến năm 2010 đã hết hiệu lực thi hành và các quần thể rùa tại Việt Nam tiếp tục đứng trước các thách thức, bao gồm: 1/Các quần thể biển sinh sản tiếp tục bị suy giảm về cả số loài, số cá thể trong loài và khu vực lên đẻ; 2/Số lượng rùa biển bị đánh bắt không chủ ý ngày càng tăng; 3/Hiện tượng đánh bắt, buôn bán, tiêu thụ rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển bất hợp pháp vẫn còn diễn ra tại các địa phương; 4/Nơi sinh sống và kiếm ăn của rùa biển tiếp tục bị suy thoái; 5/Công tác quản lý, bảo tồn đa Adạng sinh học nói chung và rùa biển nói riêng còn hạn chế.

Để giải quyết các thách thức đó, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015-2020 là hết sức cần thiết và cấp bách.

Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch là bảo Qtồn, bảo vệ và quản lý bền vững các quần thể rùa biển và nơi sinh sống của chúng tại Việt Nam và từng bước hồi phục, phát triển các quần thể đó. Bản Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 2015-2020: Tiến hành công tác bảo tồn, bảo vệ rùa biển và quản lý các bãi đẻ của rùa biển tại các khu vực Côn Đảo, Núi Chúa, Bái Tử Long, Cô Tô, Hòn Cau,… Nghiên cứu và giảm thiểu các tác nhân gây tử vong cho rùa biển, đặc biệt ưu tiên vấn đề đánh bắt có chủ ý và không chủ ý. Hoạt động giám sát, quản lý được tăng cường, đặc biệt tại các khu bảo tồn biển và vùng biển xa bờ. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rùa biển Việt Nam. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về việc bảo tồn rùa biển. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, bảo tồn rùa biển. Tăng cường hợp tác trong nước, khu vực và quốc tế về nghiên cứu, bảo vệ và quản lý rùa biển…

Giai đoạn 2020-2025:  Thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả các trạm cứu hộ rùa biển tại các Khu bảo tồn biển và Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển; Bảo vệ nơi sinh sống của rùa biển tại khu vực ven bờ, xa bờ, thành lập các Khu bảo tồn Rùa biển tại các vùng biển ven bờ và hạn chế khai thác thủy sản tại các khu vực đó; Áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong phục hồi các quần thể rùa biển, ưu tiên nâng cao chất lượng rùa biển non tại các bãi đẻ nhằm giảm tỷ lệ tử vong trong giai đoạn đầu vòng đời.

Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan, đơn vị đã có nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn chỉnh nội dung bản Kế hoạch, trong đó các ý kiến đề xuất bổ sung một số nội dung như: làm rõ hơn tính cấp thiết của việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015-2025; Đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch; Nêu rõ cơ chế xử phạt vi phạm; Tăng tính hiệu lực thi hành về mặt pháp lý đối với Kế hoạch; Mở rộng đối tượng tuyên truyền; Giải quyết vấn đề về kinh phí thông qua lồng ghép triển khai các hoạt động khác…

Kết luận cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn ghi nhận và đồng tình với các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời chỉ đạo Tổ công tác Xây dựng Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển cần nhanh chóng bổ sung, chỉnh sửa, sớm hoàn thiện để trình Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt. Ngoài ra, Phó Tổng cục trưởng cũng đề xuất việc xây dựng nhiệm vụ hành động phải bám vào mục tiêu hành động, dựa trên việc đánh giá hiện trạng. Về tổ chức thực hiện, cần bổ sung thêm nhiệm vụ của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, phải làm rõ đơn vị đầu mối trong việc phối hợp với các bộ ngành. Về kinh phí, không phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí của Chính phủ mà chủ động lồng ghép các chương trình khác, huy động kinh phí từ hợp tác quốc tế…

Fistenet, 22/09/2015
Đăng ngày 23/09/2015
Thu Hiền
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:13 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 19:13 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 19:13 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:13 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 19:13 18/12/2024
Some text some message..