Khai thác hải sản bằng 'công nghệ cao'

Trong năm 2017, nhiều ngư dân trong tỉnh đóng mới tàu cá công suất lớn, ứng dụng các thiết bị công nghệ cao trong khai thác hải sản. Tàu cá hiện đại đã giúp ngư dân dễ dàng chinh phục những ngư trường rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khai thác hải sản bằng 'công nghệ cao'
Tàu vỏ thép của ngư dân Huỳnh Luận vươn khơi bám biển. Ảnh: Lê Văn Chương

Tàu hiện đại, đánh bắt hiệu quả

Nối nghiệp đi biển của gia đình, năm 1988, chàng trai 19 tuổi Huỳnh Luận, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) đã trực chỉ ngư trường Hoàng Sa khai thác hải sản. Trong ký ức của ông Luận, những chiếc tàu gỗ lúc ấy chỉ to gấp đôi chiếc ghe bây giờ, nhưng mỗi chuyến ra khơi luôn phải chở nhiều bạn tàu. Rất nhiều hiểm nguy rình rập mỗi lần gặp sóng to gió lớn. Vào năm 2015, ông Luận được Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho vay vốn đóng tàu lớn. Sở hữu chiếc tàu hiện đại thuộc loại bậc nhất miền Trung công suất 811CV, chuyến biển đầu tiên, chỉ trong vài ngày đánh bắt ông Luận đã thu về 15 tấn cá.

“Mình là ngư dân được vay vốn đóng tàu vỏ thép đầu tiên của tỉnh. Vậy nên, lần đầu đánh bắt trên tàu vỏ thép, anh em ai cũng hồi hộp. Nhưng rồi cảm giác âu lo đã dần tan biến, khi chuyến biển đầu tiên trở về đầy ắp tôm cá. Ai cũng mừng, vì mọi việc xuôi chèo mát mái", ông Luận nói.

Ông Lê Khôi Việt là thuyền trưởng trực tiếp lái con tàu vỏ thép của chủ tàu Huỳnh Luận cho hay, trung bình mỗi chuyến biển đánh bắt thu về từ 12-15 tấn hải sản. Điều an tâm nhất là tàu vỏ thép có khả năng chống chịu với gió bão vượt trội so với tàu gỗ, thời gian hoạt động trên biển cũng kéo dài hơn. Tàu được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPRS và có thể tự sản xuất đá lạnh ướp hải sản, cùng với đó là các thiết bị máy móc... đều được ứng dụng công nghệ cao. Chính vì thế tàu được áp dụng các công nghệ, nên hiệu quả đánh bắt cũng nâng lên rõ rệt. Trung bình sau mỗi chuyến biển, trừ hết chi phí mỗi anh em thuyền viên nhận tiền công từ 8-10 triệu đồng.

Tiếp bước người anh ruột Huỳnh Luận, anh Huỳnh Thạch ở Phổ Quang cũng được Quỹ Hỗ trợ ngư dân hỗ trợ đóng tàu vỏ thép và bàn giao vào tháng 11.2016. Kể từ thời điểm hạ thủy chiếc tàu vỏ thép, 15 ngư dân trên tàu anh Thạch đã an tâm hơn trên các ngư trường xa. Anh Thạch chia sẻ, từ đầu năm đến nay tàu đã ra khơi 10 chuyến. Trung bình mỗi chuyến thu về 15 tấn hải sản các loại. Một trong những tính năng ưu việt của tàu vỏ thép là khả năng lướt sóng to và trang bị những thiết bị dò cá hiện đại, giúp phát hiện những luồng cá lớn.

Tiếp tục sát cánh cùng ngư dân

Đại diện Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh cho hay, được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp và cộng đồng, từ ngày thành lập đến tháng 7.2017, Quỹ đã chi hỗ trợ cho ngư dân đóng mới 32 chiếc tàu, trong đó có 4 chiếc tàu vỏ thép và 1 chiếc tàu vỏ composite. Hầu hết tàu do Quỹ Hỗ trợ ngư dân tài trợ vốn đóng mới đều hoạt động hiệu quả, giúp ngư dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau rủi ro, tai nạn trên biển. Quỹ Hỗ trợ ngư dân đã tiên phong trong đóng tàu vỏ thép. Hiện nay, Quỹ Hỗ trợ ngư dân đang xúc tiến sử dụng nguồn tài trợ tiên phong đóng tàu vỏ composite để góp phần hiện đại hóa đội tàu cá của tỉnh.

Trong năm 2017, các chính sách hỗ trợ, cho vay ngày càng thông thoáng. Ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn vay vốn đóng mới nhiều tàu cá hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt. Theo đó, sản lượng thủy sản đánh bắt toàn tỉnh ước đạt 184.456 tấn, tăng 7,8% so với năm 2016.

khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, tàu cá, khai thác cá, công nghệ khai thác
Hiện đại hóa tàu cá, giúp ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, bội thu hải sản. Ảnh: NV

Giám đốc Sở NN&PTNT Dương Văn Tô cho hay, trong thời gian qua, ngư  dân trong tỉnh đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến những nghề khai thác truyền thống như lưới vây rút chì, lưới rê 3 lớp... Việc ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào đánh bắt hải sản đã góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, từng bước hiện đại hóa, cơ giới hóa nghề biển. Nhờ đó, sản lượng đánh bắt liên tục tăng. Năm 2010, sản lượng thủy sản đánh bắt đạt 104.191 tấn, đến năm 2017 sản lượng đạt khoảng 184.456 tấn, tăng bình quân 8,7% năm. Việc chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền theo đúng định hướng, tàu cá công suất dưới 90CV đã giảm dần. 

Kinh tế biển trong năm 2017 có những bước phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như hạ tầng nghề cá, dịch vụ hậu cần trên biển, trên bờ chưa đáp ứng nhu cầu... Theo ông Dương Văn Tô, thời gian tới tỉnh tiếp tục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cao năng lực đánh bắt, đầu tư trang thiết bị công nghệ và đóng mới tàu vỏ composite. Mục tiêu là phát huy lợi thế, khai thác mọi tiềm năng của biển để phát triển thủy sản thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh.

Đăng ngày 07/01/2018
Báo Quảng Ngãi
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:14 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:14 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 12:14 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 12:14 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 12:14 14/01/2025
Some text some message..